Đau tai là triệu chứng phổ biến mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể gặp phải. Vậy nguyên nhân gây đau tai là gì, đau tai có nguy hiểm không và làm sao để chữa? Mời bạn cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân gây đau tai

Nếu bạn bị đau tai đột ngột hoặc đau trong thời gian ngắn thì có thể nghĩ đến các nguyên nhân sau:

  • Thay đổi áp suất không khí: Nhiều người bị đau tai, tai nghe kém do áp suất không khí thay đổi đột ngột, chẳng hạn khi đi thang máy, tàu xe, máy bay. Triệu chứng đau tai này thường giảm sau vài phút đến 1 giờ và không gây nguy hiểm đến sức khỏe thính giác.
  • Tích tụ nhiều ráy tai: Ráy tai bám nhiều trong ống tai không chỉ cản trở quá trình truyền âm thanh từ tai lên não bộ mà còn khiến tai bị đau, ù tai.
  • Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn lâu ngày có thể khiến tai bị tổn thương. Lúc này, người bệnh sẽ bị đau tai, ù tai, giảm thính lực.
  • Rối loạn tâm lý: Căng thẳng, áp lực, stress thời gian dài là nguyên nhân đau tai mà nhiều người gặp phải. Nếu không có biện pháp cải thiện kịp thời, bạn sẽ có nguy cơ cao bị trầm cảm. 

tich-tu-ray-tai-tiep-xuc-tieng-on-la-nguyen-nhan-dau-tai-thuong-gap

Tích tụ ráy tai, tiếp xúc tiếng ồn là những nguyên nhân đau tai thường gặp

Nếu đang bị đau tai, tai chảy mủ, điếc tai, nghe kém, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được chuyên gia tư vấn miễn phí

hotline

Đau tai là biểu hiện của bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, đau tai kéo dài có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh nguy hiểm sau:

  • Viêm tai ngoài cấp tính: Chuyên gia cho biết, viêm tai ngoài thường gây đau tai, ù tai, tai nghe kém. Ngoài ra, người bệnh có thể bị chảy dịch tai, kèm theo sốt cao, chóng mặt.
  • Viêm tai giữa cấp tính: Viêm tai giữa gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của người bệnh. Lúc này, bạn sẽ xuất hiện những cơn đau nhức tai, chảy dịch tai khó chịu. 
  • Viêm tai xương chũm: Bệnh hình thành khi các vách xương nằm giữa thông bào chũm bị tổn thương. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh có thể kể đến như đau tai, mệt mỏi, sốt,... 
  • Tắc nghẽn ống Eustachian: Eustachian (vòi nhĩ) là ống nối tai giữa và khu vực mũi họng. Ống này có nhiệm vụ đẩy lượng dịch dư thừa ở tai giữa ra ngoài. Khi ống Eustachian bị tắc nghẽn, dịch sẽ ứ đọng lại trong tai, gây cảm giác đầy tai, đau tai khó chịu.
  • Tuần hoàn máu kém: Theo nghiên cứu, khi quá trình lưu thông máu đến tai gián đoạn, chức năng thính giác sẽ bị ảnh hưởng, từ đó gây đau tai, ù tai, tai nghe kém, giảm thính lực.

Đau tai có nguy hiểm không?

Nhiều người bị đau tai băn khoăn không biết triệu chứng này có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, nếu bạn thỉnh thoảng bị đau nhức tai do sử dụng thuốc tây, tiếp xúc tiếng ồn lớn hoặc trầy xước tai thì không cần lo lắng, bởi dấu hiệu này sẽ tự khỏi sau vài phút hoặc vài giờ.

Tuy nhiên, nếu đau tai kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày thì bạn tuyệt đối không được chủ quan. Nhiều bệnh lý có thể gây ra triệu chứng đau tai gồm nhiễm trùng tai, viêm tai xương chũm, tuần hoàn máu kém,...

Những bệnh này không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe màng não, hẹp ống tai, thủng màng nhĩ. Tóm lại, ngay khi có biểu hiện đau tai khó chịu, bạn nên thăm khám sớm để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. 

dau-tai-keo-dai-gay-bien-chung-viem-tai-xuong-chum-ap-xe-nao

Đau tai kéo dài gây biến chứng viêm tai xương chũm, áp xe não

Cách điều trị đau tai hiệu quả

Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp giảm đau tai như uống thuốc tây, sử dụng thảo dược, chế độ sinh hoạt khoa học,... Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện đau tai được nhiều người áp dụng:

Chữa đau tai bằng thuốc tây

Trường hợp đau tai do nhiễm khuẩn, bác sĩ thường chỉ định một số thuốc cơ bản sau:

  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều bác sĩ trong trường hợp người bệnh bị đau tai do viêm tai giữa, viêm tai ngoài do vi khuẩn. Kháng sinh sẽ giúp tai giảm nhiễm trùng, từ đó cải thiện triệu chứng đau tai. Bạn có thể tham khảo một số thuốc kháng sinh phổ biến như Amoxicillin, Cephalosporin, Beta lactam,... 
  • Thuốc giảm đau: Các thuốc giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen,... sẽ giúp người bệnh dịu nhanh cơn đau ở tai. Tuy nhiên, những thuốc này sử dụng thời gian dài có thể gây hại đến chức năng gan, thận.
  • Thuốc chống viêm: Người bệnh đau tai thường xuất hiện thêm các triệu chứng sốt, phù nề, sưng đỏ tai. Bởi vậy, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc chống viêm tùy vào mức độ và tình trạng bệnh.

Trong hầu hết trường hợp, thuốc tây giúp giảm nhanh triệu chứng đau tai, tuy nhiên, thuốc tây thường tiềm ẩn nhiều nguy hại với sức khỏe. Trong quá trình sử dụng thuốc tây, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, nổi mẩn, kích ứng,... 

Chính vì vậy, người bệnh không nên tự mua thuốc về dùng mà phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn.

thuoc-tay-giup-giam-nhanh-dau-tai-nhung-tiem-an-nhieu-nguy-hai-voi-suc-khoe

Thuốc tây giúp giảm nhanh đau tai nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hại với sức khỏe

Giảm đau tai nhờ chế độ sinh hoạt hợp lý

Theo nghiên cứu, một chế độ sinh hoạt khoa học sẽ hỗ trợ cải thiện bệnh lý viêm nhiễm gây đau tai. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích của chuyên gia dành cho người bệnh bị đau tai:

  • Giảm đau tai nhờ bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như rau xanh, việt quất, cam,... Theo nghiên cứu, vitamin C giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, đồng thời hỗ trợ tiêu diệt các mầm mống gây viêm nhiễm, dẫn đến đau tai.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, cà chua,.... giúp giảm đau tai hiệu quả. Chuyên gia cho biết, vitamin A giúp giảm viêm tai giữa, viêm tai ngoài nhờ vào khả năng chống oxy hóa vượt trội.
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, thức uống chứa cồn, đồ ngọt,... là cách đơn giản để tình trạng đau tai không nặng nề thêm. 
  • Ngoài ra, khi bị đau tai, bạn có thể chườm khăn ấm, massage vành tai,... để giảm đau nhức.

Thảo dược chữa đau tai

Từ thời xa xưa, chữa đau tai bằng thảo dược đã được ông cha ta áp dụng và cho thấy phản hồi tích cực. Dưới đây là các bài thuốc giúp giảm đau tai an toàn, hiệu quả, có thể áp dụng tại nhà:

  • Lá mơ lông: Theo nghiên cứu, lá mơ lông chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp cải thiện tình trạng đau tai, ù tai, điếc tai. Bạn lấy 3 - 4 lá mơ lông, hơ trên ngọn lửa nhỏ rồi vò nát, nhét vào lỗ tai bị đau.
  • Lá húng quế: Để giảm đau tai, bạn cần chuẩn bị vài lá húng quế, ngâm trong nước muối loãng rồi giã nát, lọc lấy nước cốt. Bạn lấy nước này thoa xung quanh tai cho đến khi triệu chứng đau tai giảm rõ rệt.
  • Lá kinh giới: Nghiên cứu y học hiện đại cho biết, hoạt chất flavonoid trong lá kinh giới có tác dụng chống viêm, hỗ trợ điều trị viêm tai do vi khuẩn, virus. Cách chữa đau tai bằng lá kinh giới rất đơn giản: Bạn sắc 10g lá kinh giới khô và 10g cam thảo cùng lượng nước vừa đủ, uống hàng ngày.

Cải thiện đau tai nhờ cây cối xay

Cây cối xay là thảo dược dân gian được sử dụng trong nhiều bài thuốc để chữa ù tai, đau tai, tai nghe kém. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Đại học Dược Quốc gia Ấn Độ cho biết, chiết xuất trong cây cối xay có tác dụng kháng viêm tương đương hoạt chất Diclofenac. 

Nhờ tác dụng tuyệt vời này, các nhà khoa học nghiên cứu và bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính có thành phần chính là cây cối xay. Ngoài ra, sản phẩm còn có nhiều vị thuốc quý khác như đan sâm, thục địa, câu kỷ tử, cốt toái bổ, cẩu tích,...

thuc-pham-ba-ve-suc-khoe-kim-thinh-giup-giam-dau-tai-u-tai

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính giúp giảm đau tai, ù tai

dat_mua_ngay

Kim Thính không chỉ giúp giảm đau, chống viêm mà còn hỗ trợ lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu, bổ thận, tăng cường thính lực, giảm ù tai, đau tai,...

Gần đây, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã thực hiện một cuộc khảo sát cho kết quả, có hơn 95% người dùng rất hài lòng và hài lòng khi sử dụng Kim Thính. Không chỉ thế, sản phẩm còn nhận được nhiều đánh giá tích cực từ chuyên gia đầu ngành. Do đó, bạn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm để giảm đau tai, ù tai, nghe kém mà không cần lo lắng về tác dụng phụ.

Để tìm hiểu thêm về công dụng sản phẩm đối với triệu chứng đau tai, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của cô Trương Thị Thu Hường ở Lâm Đồng trong video dưới đây:

Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng đau tai?

Như đã tìm hiểu, đau tai có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên thực hiện những điều sau để phòng ngừa đau tai:

  • Tập luyện thể thao thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường miễn dịch, nhằm bảo vệ cơ thể trước tác nhân vi khuẩn, virus.
  • Ăn nhiều rau củ, trái cây để bổ sung các vi chất quan trọng như vitamin D, sắt, kẽm,... 
  • Hạn chế đến nơi có nhiều tiếng ồn như công xưởng, nhà máy.
  • Tuyệt đối không đeo tai nghe thường xuyên hay nghe nhạc với âm lượng lớn trong thời gian dài.
  • Không lấy ráy tai bằng các dụng cụ cứng, sắc nhọn để tránh làm trầy xước, gây tổn thương tai.
  • Không để nước bẩn tích tụ trong tai lâu ngày.
  • Thăm khám định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện sớm bệnh, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.

tap-the-duc-giup-tang-cuong-mien-dich, phong-ngua-viem-nhiem-tai

Tập thể dục giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa viêm nhiễm tai

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân gây đau tai, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần tư vấn thêm về triệu chứng đau tai, bạn hãy liên hệ tới hotline (ZALO/VIBER): 0916.751.651 - 0916.767.653 để được dược sĩ tư vấn nhanh nhất nhé!

Xem thêm: Đau tai, ngứa tai đến mức rùng mình, tôi đã cải thiện

THAM KHẢO: