Giảm thính lực là một trong những vấn đề tai phổ biến nhất. Nếu như trước đây, giảm thính lực được xem là bệnh của người cao tuổi thì ngày nay, tình trạng này cũng đang rất phổ biến ở giới trẻ. Ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, có tới 1,1 tỷ thanh thiếu niên đang mắc các vấn đề về thính lực.

Giảm thính lực là gì?

Giảm thính lực là tình trạng người bệnh bị mất thính lực một cách từ từ. Do thính lực bị suy giảm dần theo thời gian nên nhiều người thường không quan tâm. Chỉ tới khi tình trạng nặng, người bệnh không còn nghe rõ mới chợt nhận ra “mình bị điếc”. Lúc này, quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Người ta ước tính rằng, hơn 450 triệu người trên thế giới đang bị điếc tai. Khi bắt đầu bị mất thính lực, khả năng phản ứng của tai với một số tần số nhất định sẽ giảm.

Những người bị giảm thính lực ở giai đoạn đầu vẫn có thể theo dõi cuộc nói chuyện riêng tư. Tuy nhiên, họ sẽ gặp khó khăn khi tham gia vào các cuộc trò chuyện nhóm hoặc nơi có tiếng ồn quá lớn.

Việc phát hiện sớm các triệu chứng của suy giảm khả năng nghe đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh.

giam-thinh-luc-la-van-de-ngay-cang-pho-bien

Giảm thính lực là vấn đề ngày càng phổ biến

Dấu hiệu của giảm thính lực

Nhận biết sớm các dấu hiệu của giảm thính lực sẽ giúp bạn tìm được cách xử lý kịp thời, từ đó hạn chế những ảnh hưởng tới tâm lý và cuộc sống. Dưới đây là một số triệu chứng giảm thính lực thường gặp mà bạn cần lưu ý:

  • Ù tai, đau tai: Theo nghiên cứu, khi bị giảm thính lực, người bệnh thường có cảm giác ù tai, đau tai. Triệu chứng này xuất hiện chủ yếu vào sáng sớm, với tần suất liên tục và ngày càng nặng dần.
  • Giảm khả năng nghe: Giảm thính lực không chỉ khiến bạn mất khả năng nghe tạm thời mà còn gây suy giảm thính lực nghiêm trọng. Nhiều người bệnh bị giảm thính lực cho biết, họ không còn nghe thấy âm thanh cao độ như tiếng nhạc lớn, tiếng trẻ con khóc hay tiếng còi xe ô tô trong vài ngày.
  • Mất thăng bằng: Hoa mắt, chóng mặt khi vừa thức dậy là một trong những triệu chứng giảm thính lực điển hình mà bạn tuyệt đối không được chủ quan.
  • Gặp khó khăn khi xem điện thoại, tivi: Người bệnh thường phải mở âm lượng tivi ở mức tối đa mà vẫn không thể nghe rõ.
  • Khiến người thân bên cạnh phải phàn nàn: Khi bạn nhận quá nhiều lời phàn nàn của người thân vì luôn phải hỏi lại điều họ vừa nói thì hãy cẩn trọng vì thính lực của bạn đang bị suy giảm.

nguoi-bi-suy-giam-thinh-luc-thuong-gap-kho-khan-khi-xem-ti-vi

Người bị suy giảm thính lực thường gặp khó khăn khi xem tivi

Nguyên nhân gây giảm thính lực

Để khắc phục tình trạng giảm thính lực hiệu quả, bạn cần phải hiểu rõ những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến triệu chứng này. Dưới đây là một số nguyên nhân gây giảm thính lực phổ biến mà nhiều người thường chủ quan:

  • Tiếp xúc với âm thanh lớn: Đây là nguyên nhân điếc tai, nghe kém mà nhiều người gặp phải. Theo nghiên cứu, mỗi người chúng ta đều có một ngưỡng nghe nhất định. Khi tai của bạn phải tiếp nhận âm thanh vượt quá ngưỡng này sẽ dẫn đến giảm thính lực.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc tùy tiện sử dụng thuốc tây không theo chỉ định của bác sĩ sẽ làm phá hủy tế bào lông trong ốc tai, từ đó dẫn đến triệu chứng điếc tạm thời. Một số thuốc gây hại cho thính giác có thể kể đến như thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, thuốc điều trị bệnh ung thư.
  • U dây thần kinh thính giác: Theo nghiên cứu, u dây thần kinh thính giác phát triển trên dây thần kinh kết nối giữa tai và não bộ. Khi khối u lớn đến một kích thước nhất định sẽ chèn ép, ảnh hưởng tới thần kinh thính giác và gây giảm thính lực.
  • Nhiễm trùng tai: Khi tai bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và các tác nhân bên ngoài, chức năng thính giác sẽ giảm sút nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh có thể bị ù tai, đau tai, suy giảm khả năng nghe.
  • Tuần hoàn máu kém: Có thể bạn chưa biết, tuần hoàn máu có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình cung cấp oxy và dưỡng chất để nuôi dưỡng tế bào thần kinh tai, từ đó giúp tai nghe rõ. Khi tuần hoàn máu rối loạn, chức năng nghe sẽ bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến giảm thính lực.
  • Suy giảm chức năng thận: Theo quan niệm y học cổ truyền, thận khai khiếu ra tai. Bởi vậy, khi thận suy giảm chức năng, khả năng tiếp nhận âm thanh của tai sẽ bị ảnh hưởng, từ đó gây ra hiện tượng ù tai, giảm thính lực.

tiep-xuc-voi-am-thanh-lon-chan-thuong-tai-la-nhung-nguyen-nhan-gay-suy-giam-thinh-luc

Tiếp xúc âm thanh lớn, chấn thương tai là những nguyên nhân gây giảm thính lực phổ biến

Cách điều trị giảm thính lực hiệu quả 

Theo các chuyên gia, việc lựa chọn phương pháp điều trị giảm thính lực cần phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh. Dưới đây là một số cách khắc phục giảm thính lực được nhiều người áp dụng: 

Chữa giảm thính lực bằng thuốc tây

Sử dụng thuốc tây để chữa giảm thính lực là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Mặc dù đem đến hiệu quả cao, nhưng thuốc tây thường tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Bởi vậy, trước khi quyết định áp dụng cách chữa này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn. Một số thuốc tây thường được bác sĩ chỉ định để điều trị điếc tai, giảm thính lực gồm:

  • Thuốc corticoid: Corticoid là sự lựa chọn đầu tay đối với bệnh giảm thính lực. Người bệnh có thể dùng thuốc đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào màng nhĩ tùy từng trường hợp.
  • Thuốc giãn mạch: Một số thuốc giãn mạch như nicotinic acid, procaine, niacin,... có tác dụng giúp tăng cường lưu lượng máu đến tai, từ đó cải thiện triệu chứng ù tai, tai nghe kém.
  • Ngoài ra, người bệnh bị giảm thính lực có thể sử dụng thuốc chống oxy hóa, thuốc tăng sợi huyết,...

su-dung-thuoc-tay-chua-giam-thinh-luc-co-hieu-qua-nhung-tiem-an-nguy-hiem-cho-suc-khoe

Sử dụng thuốc tây chữa giảm thính lực hiệu quả nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe

Tăng cường thính lực bằng thiết bị hỗ trợ thính lực

Để khắc phục tình trạng giảm thính lực, nhiều người sử dụng các thiết bị nghe hỗ trợ như máy trợ thính, cấy ốc tai điện tử,... Những thiết bị này hoạt động theo cơ chế khuếch đại âm thanh, từ đó giúp giảm ù tai, điếc tai hiệu quả.

Ưu điểm dễ nhận thấy của phương pháp dùng thiết bị nghe hỗ trợ là bạn sẽ cảm nhận âm thanh tốt và rõ nét hơn. Tuy nhiên, chúng không thể giúp khôi phục chức năng thính giác hoàn toàn.

Theo các chuyên gia, các thiết bị nghe khi sử dụng lâu ngày có thể gây tích tụ ráy tai, tăng nguy cơ nhiễm trùng tai và một số bệnh về tai khác như viêm tai giữa, viêm tai xương chũm,... Chính vì vậy, bạn nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định sử dụng các thiết bị nghe để cải thiện tình trạng giảm thính lực.

Sản phẩm thảo dược từ cây cối xay giúp giảm giảm thính lực

Song song với các phương pháp điều trị trên, các chuyên gia cho rằng, để cải thiện tình trạng giảm thính lực hiệu quả, người bệnh cần tăng cường chức năng thận. Bởi vì, theo quan niệm y học cổ truyền, thận khai khiếu ra tai. Hay nói cách khác, thận yếu thì tai nghe kém, ngược lại thận khỏe tai sẽ nghe tốt. 

Thấu hiểu những nguyên lý trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm Kim Thính có thành phần chính gồm cây cối xay, đan sâm, câu kỷ tử, thục địa, cốt toái bổ,... Những dược liệu này có tác dụng bổ thận, từ đó tăng cường sức khỏe thính lực, cải thiện triệu chứng ù tai, giảm thính lực. 

Ngoài ra, Kim Thính còn có tác dụng giảm sưng, chống viêm, kháng khuẩn nhờ thành phần cây cối xay, đan sâm, L - carnitine. Một nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ cho kết quả, chiết xuất từ cây cối xay có tác dụng kháng viêm tương đương hoạt chất diclofenac. Nhờ đó, sản phẩm thảo dược này được xem là “chìa khóa” giúp khắc phục hiệu quả các vấn đề về thính lực an toàn, hiệu quả.

Sản phẩm Kim Thính nhận được đánh giá tích cực từ chuyên gia đầu ngành và đã có hơn 95% người dùng rất hài lòng và hài lòng khi sử dụng. Bởi vậy, bạn có thể yên tâm khi lựa chọn sản phẩm thảo dược có thành phần cây cối xay để cải thiện triệu chứng giảm thính lực, ù tai, tai nghe kém.

kim-thinh-giu-tang-cuong-suc-khoe-thinh-giac

Kim Thính giúp tăng cường sức khỏe thính giác

Nhiều người bị giảm thính lực đã dùng Kim Thính nhận thấy hiệu quả cao. Ông Nguyễn Văn Tấn ở Hội An, Quảng Nam là một trong những ví dụ điển hình nhất. Mời bạn nghe chia sẻ của ông Tấn trong video sau:

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được giảm thính lực là gì, nguyên nhân gây giảm thính lực và cách chữa trị hiệu quả. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng này, bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược từ 3 - 6 tháng kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh nhé!

Bạn có thể để liên hệ tới số hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để nhận được nhiều hơn nữa những lời khuyên hữu ích của chuyên gia.

THAM KHẢO: