Theo báo cáo của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, tỷ lệ câm điếc bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là 1,1/1000. Trong khi đó tại Việt Nam, tỷ lệ này chiếm từ 1-5/1000. Như vậy theo ước tính, mỗi năm nước ta sẽ có thêm 5000 trẻ em bị điếc mới trong khoảng 1 triệu trẻ được sinh ra. Đây là một con số đáng báo động mà bất cứ gia đình nào cũng cần quan tâm. Vậy nguyên nhân gây câm điếc bẩm sinh là gì, biểu hiện ra sao và cách chữa trị như thế nào? 

Nguyên nhân gây ra bệnh câm điếc bẩm sinh

Trẻ bị câm điếc bẩm sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Biết được nguyên nhân gây câm điếc sẽ giúp các mẹ có biện pháp phòng tránh cho trẻ ngay từ sớm. Một số nguyên nhân phổ biến gây câm điếc bẩm sinh ở trẻ bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Mất thính giác ở trẻ do di truyền từ bố mẹ chiếm hơn 50% tổng số các trường hợp điếc bẩm sinh. Có khoảng 75-80% trẻ bị khiếm thính đều là di truyền bởi gen lặn và 20-25% là do di truyền gen trội. Để biết chính xác khả năng di truyền ở trẻ, bố mẹ nên làm xét nghiệm đột biến gen gây câm điếc bẩm sinh, từ đó có phương pháp điều trị hợp lý.
  • Sinh non: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây câm điếc bẩm sinh ở trẻ. Theo lý giải của bác sĩ, một số cơ quan ở trẻ sinh non chưa được phát triển toàn diện, trong đó có cơ quan thính giác.
  • Mẹ bị nhiễm trùng khi mang thai: Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của người mẹ phải hoạt động nhiều hơn để bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi, từ đó làm người mẹ dễ bị nhiễm bệnh. Một số virus có thể gây câm điếc bẩm sinh ở trẻ như virus Rubella, virus Cytomegalo,...
  • Bệnh viêm màng não: Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm và có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề ở trẻ. Viêm màng não có thể gây viêm dây thần kinh số 8 hoặc viêm cấu trúc tai giữa, từ đó khiến điếc bẩm sinh ở trẻ.
  • Viêm tai giữa: Đây là một bệnh xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có đến 80% trẻ em bị viêm tai giữa ít nhất một lần trước 3 tuổi và gần một nửa trong số này sẽ bị lặp lại đến 3 lần. Nếu nhiễm trùng tai ở mức độ nặng hoặc các trường hợp tái phát thường xuyên có thể gây mất thính lực vĩnh viễn ở trẻ nhỏ.
  • Ngoài những nguyên nhân kể trên thì câm điếc bẩm sinh còn xảy ra khi người mẹ sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, ma túy trong thời gian mang thai.

me-hut-thuoc-khi-mang-thai-co-the-gay-diec-bam-sinh-cho-tre

Mẹ hút thuốc khi mang thai có thể gây điếc bẩm sinh cho trẻ

Biểu hiện của trẻ bị câm điếc bẩm sinh

Ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sẽ có những biểu hiện của bệnh câm điếc bẩm sinh khác nhau. Nếu phát hiện càng sớm (đặc biệt trong 6 tháng đầu đời) và điều trị kịp thời sẽ giúp trẻ có thể phát triển ngôn ngữ bình thường.

  • Trẻ sơ sinh: Ở giai đoạn này, chúng ta thường dựa vào phản xạ nghe và cử động của trẻ. Trẻ bị điếc tai sẽ không có những phản ứng như chớp mắt, cử động tay chân, khóc hoặc giật mình khi có tiếng động.
  • Từ vài tháng cho đến 1 tuổi: Đối với những đứa trẻ bình thường trong giai đoạn này sẽ chú ý, nhìn, quay đầu theo hướng phát ra âm thanh. Trường hợp những âm thanh quá to sẽ khiến trẻ bị giật mình và quấy khóc. Tuy nhiên, trẻ bị điếc bẩm sinh sẽ không có những phản xạ này.
  • Trẻ từ 1-3 tuổi: Đây là giai đoạn phát triển ngôn ngữ, trẻ bắt đầu tập nói những từ đơn giản và hiểu được lời nói từ bố mẹ. Tuy nhiên, trẻ bị khiếm thính sẽ có những biểu hiện nói chậm, nói ngọng hay thậm chí không biết nói. Trẻ cũng không phản ứng trước những lời nói từ người lớn. 

Trẻ bị câm điếc bẩm sinh có chữa được không?

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh câm điếc bẩm sinh khó có thể điều trị. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều phương pháp hỗ trợ giúp trẻ có thể nghe và phát triển ngôn ngữ như bình thường.

Sử dụng máy trợ thính hỗ trợ thính lực cho trẻ bị điếc bẩm sinh

Máy trợ thính là thiết bị điện tử dùng để hỗ trợ thính giác. Nó có thể được gắn trong tai hoặc phía sau tai. Thiết bị này sẽ khuếch đại âm thanh giúp trẻ bị điếc có thể nghe tốt hơn. Tuy nhiên, ở trẻ bị câm điếc bẩm sinh, máy trợ thính chỉ cải thiện phần nào sức nghe chứ không thể cải thiện hoàn toàn khả năng nghe của trẻ.

may-tro-thinh-giup-ho-tro-thinh-luc-cho-tre-bi-diec-bam-sinh

Máy trợ thính giúp hỗ trợ thính lực cho trẻ bị điếc bẩm sinh

Cấy ốc tai điện tử chữa điếc bẩm sinh

Đây là phương pháp chữa bệnh điếc bẩm sinh tiên tiến nhất hiện nay. Đây là phương pháp mang đến hiệu quả khá cao. Bác sĩ sẽ cấy ghép một thiết bị điện tử có khả năng thay thế các tế bào thần kinh thính giác bị hỏng. Thiết bị này có nhiệm vụ biến âm thanh thành các tín hiệu điện. Sau đó, các tín hiệu này được chuyển đến những tế bào hạch xoắn rồi đi theo dây thần kinh thính giác đến vỏ não, từ đó giúp cho trẻ nghe được. Độ tuổi thích hợp để cấy ốc tai điện tử là từ 1-6 tuổi.

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp tăng cường thính lực

Bên cạnh việc dùng máy trợ thính hay cấy ốc tai điện tử, mẹ có thể cho trẻ bị câm điếc bẩm sinh sử dụng thêm sản phẩm được bào chế từ thảo dược tự nhiên. Tiêu biểu nhất hiện nay là sản phẩm Kim Thính.

Kim Thính chứa các thành phần như cây cối xay, vảy ốc, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa, kẽm,... Những thành phần này có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, điều trị viêm nhiễm, tăng cường thính lực, từ đó giúp cải thiện tình trạng câm điếc bẩm sinh ở trẻ. 

Kim Thính chứa các thành phần tự nhiên, được sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại nên rất an toàn cho trẻ và không để lại tác dụng phụ. Tuy nhiên, với trẻ nhai nuốt kém, mẹ nên nghiền ra cho bé dễ sử dụng hơn.

kim-thinh-chua-thanh-phan-thao-duong-tot-cho-nguoi-bi-cam-diec-bam-sinh

Kim Thính chứa thành phần thảo dược tốt cho người bị câm điếc bẩm sinh

Sản phẩm Kim Thính nhận được đánh giá cao của người tiêu dùng. Khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã cho thấy, có tới 95% người dùng hài lòng và rất hài lòng về Kim Thính. Nhiều trẻ nhỏ mắc vấn đề về thính lực đã dùng sản phẩm cho thấy hiệu quả tích cực. Mời bạn xem chia sẻ của chị Trần Thị Hoa, mẹ em Trần Hoàng Bảo về cách cải thiện điếc tai cho con của mình trong video sau:

Nguyên nhân gây câm điếc bẩm sinh ở trẻ có thể do di truyền, sinh non, viêm màng não… Bệnh nếu được phát hiện kịp thời có thể điều trị được. Nếu bạn còn câu hỏi về bệnh câm điếc bẩm sinh ở trẻ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn sớm nhất.

Link tham khảo:

https://www.asha.org/public/hearing/causes-of-hearing-loss-in-children/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5222593/

https://quod.lib.umich.edu/e/eebo/A60202.0001.001/1:2?rgn=div1;view=fulltext