Ù tai là gì?

Ù tai được định nghĩa là hiện tượng người bệnh luôn cảm nhận có tiếng kêu khó chịu ở trong tai. Những tiếng kêu này bắt nguồn từ chính hệ thống thính giác và không chịu sự tác động từ môi trường bên ngoài.

Những tiếng kêu trong tai có thể to, hoặc nhỏ, kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng tùy thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người. Đối với một số người, chứng ù tai dường như to hơn vào ban đêm, khi không gian yên tĩnh.

Trước đây, ù tai thường được biết tới là vấn đề của riêng người cao tuổi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ngày càng nhiều người trẻ gặp tình trạng này. Thống kê cho thấy, cứ 10 người Mỹ thì có 1 người bị ù tai.

khi-bi-u-tai-nguoi-benh-se-luon-nhan-thay-co-am-thanh-la-trong-tai

Khi bị ù tai, người bệnh sẽ luôn nhận thấy có âm thanh lạ bên trong tai

Nguyên nhân gây ù tai

Việc xác định nguyên nhân gây ù tai sẽ giúp quá trình điều trị mang tới hiệu quả cao hơn. Các nguyên nhân gây bệnh được chia ra thành 2 nhóm sau:

Nguyên nhân bệnh lý

Chứng ù tai không phải bệnh mà có thể là triệu chứng của vấn đề sức khỏe trong cơ thể. Một số bệnh lý dễ gây chứng ù tai như:

  • Bệnh Meniere: Đây là tình trạng rối loạn ở  tai trong. Bệnh gây ra các triệu chứng chóng mặt, ù tai, cảm giác xoay tròn. Bệnh có thể ảnh hưởng tới thính lực ở một hoặc cả 2 bên tai.
  • Viêm khớp thái dương hàm: Khớp thái dương hàm có vai trò giúp hàm đóng mở khi nhai, nuốt hoặc nói. Khi khớp thái dương hàm bị viêm sẽ gây ra triệu chứng đau cơ vùng mặt, co thắt cơ. Đặc biệt, viêm khớp thái dương hàm cũng gây triệu chứng ù tai, có tiếng kêu trong tai khi nhai hoặc nuốt.
  • Chấn thương ở vùng cổ và đầu: Chấn thương do ngã, bị đánh hoặc tát mạnh có thể làm tổn thương thần kinh thính giác. Điều này gây triệu chứng ù tai, nghe khó.
  • Thủng màng nhĩ: Màng nhĩ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền âm thanh từ tai ngoài vào các bộ phận ở tai giữa. Khi màng nhĩ bị tổn thương sẽ khiến chức năng này bị ảnh hưởng và gây ra các vấn đề về thính lực. Màng nhĩ dễ bị thủng do người bệnh dùng vật nhọn đưa vào tai. Đôi khi, việc tiếp xúc với âm thanh lớn đột ngột như tiếng bom, mìn, tiếng nổ lớn cũng có thể là nguyên nhân làm thủng màng nhĩ.
  • Huyết áp cao: Đây là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là ở người cao tuổi. Huyết áp cao khiến tuần hoàn máu tới tai không ổn định, gây ảnh hưởng tới thần kinh thính giác và dẫn đến triệu chứng ù tai.
  • Mắc bệnh lý ở tai: Một số bệnh lý thường gặp ở tai như viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm tai trong, xốp xơ tai… dễ làm tổn thương cơ quan thính giác. Những bệnh lý này không điều trị sớm sẽ khiến ù tai kéo dài, thậm chí dẫn đến điếc hoàn toàn.
  • Chức năng thận kém: Theo tuổi tác, chức năng thận ngày càng bị suy giảm. Suy giảm chức năng thận là nguyên nhân chính gây ù tai theo đông y. Do vậy, các thầy thuốc đông y thường sử dụng thảo dược có tác dụng bổ thận để giảm ù tai, tăng cường thính lực.

u-tai-co-the-la-trieu-chung-cua-nhieu-benh-ly-trong-co-the

Ù tai có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý trong cơ thể

Nguyên nhân ù tai không do bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý như trên, ù tai còn đến từ nhiều yếu tố khác như:

  • Do tuổi tác: Ở người cao tuổi, chức năng cơ quan thính giác dần suy yếu. Chuỗi xương con bị xơ xốp, màng nhĩ đục, tế bào lông trong ốc tai hao hụt… Tất cả những yếu tố này khiến thính lực ở người già ngày càng suy giảm. Ù tai ở người cao tuổi thường khó điều trị hơn so với các nguyên nhân khác.
  • Do tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài làm tổn thương tế bào lông và dây thần kinh thính giác ở tai trong. Điều này khiến thính lực ngày càng bị suy giảm kèm theo triệu chứng ù tai, có tiếng kêu trong tai. Theo chuyên gia, dù tiếp xúc với âm thanh nhỏ hơn 85dB nhưng nếu kéo dài thì cũng có khả năng gây ù tai, giảm thính lực.
  • Do tắc nghẽn ráy tai: Ráy tai có nhiệm vụ đặc biệt là bảo vệ ống tai khỏi bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Khi ráy tai tích tụ quá nhiều sẽ làm cản trở sóng âm từ tai ngoài vào tai giữa. Điều này khiến thính lực bị suy giảm, kèm theo triệu chứng ù tai, có tiếng kêu trong tai.
  • Do sử dụng thuốc: Có một số loại thuốc dễ gây độc cho tai như: Thuốc kháng sinh, thuốc tăng huyết áp, thuốc điều trị bệnh ung thư. Ù tai do sử dụng thuốc thường được cải thiện khi ngưng dùng thuốc.

su-dung-thuoc-keo-dai-de-gay-u-tai

Sử dụng thuốc kéo dài dễ gây ù tai

Phân loại ù tai

Dựa theo triệu chứng mà người bệnh gặp phải, ù tai có thể phân làm 4 loại cơ bản:

  • Ù tai chủ quan: Đây là tình trạng đến từ nguyên nhân do chính hệ thống thính giác. Khi bị ù tai khách quan, chỉ mình bạn mới cảm nhận được tiếng kêu trong tai, còn người ngoài sẽ không thể nghe được. Tình trạng này gây cảm giác khó chịu. Khi bị ù tai chủ quan, người bệnh sẽ nhận thấy những tiếng kêu như: Tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu… ở trong tai.
  • Ù tai khách quan: Đây là tình trạng bác sĩ, thậm chí người ngồi cạnh cũng có thể nhận thấy tiếng kêu trong tai bạn. Tình trạng này thường đến từ các vấn đề về mạch máu ở gần tai. Khi bị ù tai khách quan, bạn sẽ nhận thấy có âm thanh giống như tiếng mạch đập, tim đập trong tai.

Dựa theo mức độ và thời gian, chứng ù tai được phân loại thành cấp tính và mạn tính.

  • Ù tai cấp tính: Là tình trạng người bệnh chỉ nhận thấy có âm thanh lạ trong tai khoảng vài ngày rồi hết. Thậm chí nhiều người không cần sử dụng thuốc hay điều trị cũng có thể tự khỏi. Ù tai cấp tính thường là do căng thẳng, mệt mỏi hoặc thay đổi áp suất đột ngột khi đi máy bay...
  • Ù tai mạn tính: Đây là tình trạng kéo dài trên 3 tháng. So với ù tai cấp tính, tình trạng mạn tính thường nghiêm trọng và gây khó chịu hơn. Ù tai mạn tính rất khó điều trị. Tuy nhiên, nếu có phương pháp đúng thì bệnh có thể được cải thiện hoàn toàn.

u-tai-keo-dai-tren-3-thang-duoc-goi-la-u-tai-man-tinh

Ù tai kéo dài trên 3 tháng được gọi là ù tai mạn tính

Ù tai có nguy hiểm không?

Chứng bệnh ù tai không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu chậm trễ trong quá trình điều trị sẽ gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Đầu tiên, ù tai làm suy giảm khả năng nghe, ảnh hưởng tới giao tiếp, công việc và cuộc sống hàng ngày. Không chỉ có vậy, người bệnh còn bị khó ngủ vì những âm thanh lạ phát ra trong tai. Mất ngủ kéo dài sẽ kéo theo nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe, làm suy nhược cơ thể.

Nghiêm trọng hơn, ù tai kéo dài không được điều trị sớm khiến người bệnh luôn cảm thấy tự ti. Họ dần tránh khỏi các mối quan hệ xã hội, tự cô lập bản thân. Thậm chí, rất nhiều người bị trầm cảm và có ý định muốn tự tử.

u-tai-keo-dai-khien-nguoi-benh-luon-cam-thay-kho-chiu.webp

Ù tai kéo dài khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu

Bị ù tai khi nào nên đi khám?

Không phải ngay khi nhận thấy triệu chứng ù tai người bệnh cần lập tức đi khám ngay mà có thể theo dõi, tự cải thiện tại nhà. Người bệnh chỉ nên tới cơ sở y tế khi nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Triệu chứng ù tai kéo dài trên 2 tuần, khiến bạn khó chịu, lo lắng.
  • Tiếng kêu trong tai quá lớn làm bạn không thể nghe được âm thanh từ môi trường bên ngoài.
  • Nhận thấy có triệu chứng chóng mặt, đau đầu dữ dội, đau nhức tai.
  • Bạn khó ngủ về đêm gây mệt mỏi.

Điều trị ù tai bằng cách nào?

Khi nhận thấy có triệu chứng ù tai, việc tìm phương pháp điều trị càng sớm càng tốt là cần thiết. Hiện nay, có nhiều cách điều trị ù tai như dùng thuốc, sử dụng máy trợ thính, bấm huyệt hay sử dụng sản phẩm thảo dược.

Dùng thuốc chữa ù tai

Khi bị ù tai kéo dài, việc sử dụng thuốc là cần thiết để cải thiện bệnh nhanh chóng. Khi có triệu chứng ù tai, người bệnh có thể sử dụng các thuốc sau:

  • Thuốc tác động lên não và thần kinh trung ương như alprazolam, piracetam…
  • Thuốc an thần trong trường hợp người bệnh bị mất ngủ, tâm lý bất ổn, thường xuyên thấy lo lắng như: Carbamazepine, vitamin B3, B6, B12...
  • Bổ sung khoáng chất tốt cho thính lực như: Kẽm, magie, kali…
  • Thuốc kháng sinh, chống viêm, chống phù nề, thuốc nhỏ tai tại chỗ trong trường hợp ù tai do mắc các bệnh lý viêm nhiễm ở tai.

Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần chú ý sử dụng đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất. Khi nhận thấy có các triệu chứng bất thường như: Buồn nôn, đau bụng,... thì cần ngừng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ để được đổi thuốc khác phù hợp hơn.

Sử dụng máy trợ thính

Máy trợ thính là thiết bị hiện đại giúp khuếch đại âm thanh từ môi trường bên ngoài, từ đó giảm ù tai. Máy trợ thính thường chỉ được sử dụng với người bị điếc nặng, điếc sâu kèm triệu chứng ù tai.

Với người bị ù tai ở mức độ trung bình, thính lực suy giảm nhẹ thì chưa nên sử dụng máy trợ thính. Máy trợ thính cũng chỉ là phương pháp trước mắt, tạm thời bởi nó không giúp cải thiện khả năng nghe tự nhiên của đôi tai.

dung-may-tro-thinh-giup-giam-u-tai

Dùng máy trợ thính giúp giảm ù tai

Bấm huyệt chữa ù tai

Bấm huyệt là phương pháp được người xưa sử dụng để chữa bệnh thông qua mối liên hệ giữa các huyệt đạo ở chân, tay và các bộ phận trên cơ thể. Bấm huyệt cũng giúp tăng cường lưu thông máu, từ đó chữa ù tai hiệu quả.

Các huyệt đạo có liên quan tới sức khỏe thính giác là: Huyện phong trì, huyệt thận du, huyệt hợp cốc, huyệt ế minh, huyệt thính cung....

Để chữa ù tai, bạn tìm vị trí của các huyệt và day, ấn nhẹ nhàng tới khi các huyệt này ấm lên. Thực hiện đều đặn hàng ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Từ xa xưa, việc sử dụng sản phẩm thảo dược để tăng cường thính lực, cải thiện và phòng ngừa ù tai đã được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Ngày nay, nhờ ứng dụng của y học hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm thảo dược giúp cải thiện ù tai hiệu quả. Điển hình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.

Kim Thính có thành phần chính từ cây cối xay kết hợp cùng nhiều thảo dược khác như: Đan sâm, cốt toái bổ, câu kỷ tử… Sản phẩm giúp tăng cường tuần hoàn máu, bổ thận, tăng cường chức năng thận, tăng cường sức khỏe thính giác. 

Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, Kim Thính đã và đang được nhiều người bị ù tai, điếc tai, nghe kém, suy giảm thính lực sử dụng cho thấy hiệu quả tích cực.

kim-thinh-tot-cho-nguoi-bi-u-tai-nghe-kem

Kim Thính tốt cho người bị ù tai, nghe kém

Cách bảo vệ thính lực, phòng tránh ù tai

Để phòng ngừa ù tai, tăng cường thính lực, việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể, người bệnh nên:

  • Tránh nơi ồn ào: Tiếp xúc với âm thanh lớn là yếu tố gây ù tai phổ biến. Do đó, việc hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn, tránh những nơi ồn ào sẽ giúp giảm ù tai hiệu quả. Nếu công việc buộc phải tiếp xúc với tiếng ồn thì bạn nên sử dụng nút bảo vệ tai để thính lực luôn khỏe mạnh.
  • Hạn chế dùng tai nghe: Cũng giống như khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn, việc thường xuyên sử dụng tai nghe cũng khiến thính lực bị tổn thương và gây ù tai. Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên sử dụng tai nghe với 60% âm lượng cho phép và không dùng liên tục quá 60 phút.
  • Sử dụng tiếng ồn trắng: Các tiếng ồn trắng như: Nhạc không lời, tiếng mưa rơi… có thể giúp che đi những âm thanh khó chịu trong tai. Nghe những tiếng ồn trắng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Cách làm này đặc biệt hữu ích khi ù tai gây mất ngủ về đêm.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp: Người bị ù tai nên sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D, axit béo omega-3, kẽm, kali… vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để cải thiện ù tai hiệu quả hơn.
  • Tập luyện thường xuyên: Thể dục đều đặn giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp đưa oxy và dinh dưỡng và dây thần kinh thính giác nhiều hơn. Nhờ đó, giúp tăng cường thính lực, cải thiện khả năng nghe hiệu quả. Bạn có thể tập luyện bất kỳ môn thể thao nào cũng đều mang đến những lợi ích tuyệt vời cho thính giác.

Ù tai là tình trạng không quá nguy hiểm nhưng nếu chậm trễ trong điều trị sẽ gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý, sức khỏe. Việc tìm hiểu thêm những thông tin về chứng ù tai sẽ giúp bạn có cho mình phương pháp điều trị đúng, mang tới hiệu quả cao. Nếu đang bị ù tai, nghe kém, bạn vui lòng liên hệ hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất.