Nhiều người thường xuyên bị đau tai khi nhai lo lắng không biết đây là triệu chứng của bệnh gì và có nguy hiểm không? Nội dung bài viết dưới đây, dược sĩ sẽ bật mí cho bạn 10 bệnh phổ biến tiềm ẩn đằng sau dấu hiệu đau tai khi nhai.

Đau tai khi nhai do rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm còn có tên gọi khác là loạn năng thái dương hàm. Khớp này có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động nhai, nói,... Khi khớp thái dương hàm bị rối loạn chức năng, người bệnh thường có biểu hiện đau tai khi nhai, khó đóng - mở miệng, ù tai, chóng mặt. 

Triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm sẽ được cải thiện khi bạn sử dụng thuốc giảm đau, liệu pháp xoa bóp, massage tai. Trường hợp bệnh nhân kém đáp ứng với các biện pháp nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để ổn định hoạt động của khớp thái dương hàm, nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm.

bi-dau-tai-khi-nhai-do-roi-loan-khop-thai-duong-ham

Bị đau tai khi nhai do rối loạn khớp thái dương hàm

Viêm tuyến mang tai gây đau tai

Viêm tuyến mang tai là tình trạng viêm nhiễm tại tuyến nước bọt gây ra bởi tác nhân vi khuẩn, virus, nấm. Khi bị bệnh, khu vực xung quanh vành tai của bệnh nhân sẽ bị sưng đau tai, nóng rát. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau tai khi nhai, sốt nhẹ, chóng mặt, đau đầu,...

Bị đau tai khi nhai do viêm ống tai ngoài

Viêm ống tai ngoài gặp chủ yếu ở đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên, người thường xuyên để nước lọt vào tai. Theo chuyên gia, viêm ống tai ngoài là tình trạng viêm tại lớp da bao phủ bên ngoài của tai. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, virus, một số trường hợp nhỏ do nấm.

Viêm ống tai ngoài kéo dài sẽ gây đau tai khi nhai dữ dội. Cơn đau có xu hướng nặng lên khi bạn thực hiện hành động nhai hoặc há miệng to. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau tai, ù tai, tai nghe kém, khó chịu.

Viêm tai giữa là nguyên nhân đau tai khi nhai thường gặp

Viêm tai giữa là bệnh tai mũi họng phổ biến nhất. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Viêm tai giữa xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập, tấn công vào ống tai giữa và gây nhiễm trùng. 

Người bị viêm tai giữa thường gặp biểu hiện đau nhức tai, ù tai, ngứa tai, tai chảy dịch. Cơn đau có tần suất tăng lên theo thời gian nếu tổn thương tai không được xử lý đúng cách.

Viêm tai giữa là bệnh lành tính và có thể khỏi hẳn sau 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn mạn tính và ứ mủ nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời.

Đau tai khi nhai do viêm amidan

Viêm amidan là nguyên nhân gây đau tai khi nhai mà nhiều người gặp phải. Theo nghiên cứu, khi amidan bị sưng tấy, hạch bạch huyết ở cổ cũng sẽ bị phù nề. Điều này gây chèn ép dây thần kinh thính giác và gây đau nhức tai, nhất là khi bạn thực hiện hành động nhai hoặc há miệng.

dau-tai-khi-nhai-la-trieu-chung-thuong-gap-cua-benh-viem-amidan

Đau tai khi nhai là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm amidan

U vòm họng gây đau tai ù tai

U vòm họng là tình trạng các tế bào vòm họng sản sinh khối u. Khối u chèn ép lên cổ họng khiến cơ quan này bị tắc nghẽn và gặp khó khăn khi nhai, nuốt. Khi khối u phát triển đến một kích thước nhất định, bệnh nhân sẽ bị đau tai khi nhai, thậm chí khó thở.

U vòm họng kéo dài gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe người bệnh. Bởi vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng khó chịu như chảy máu mũi, đau họng, mất thính lực,... bạn cần chủ động báo ngay cho bác sĩ điều trị để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Đau tai khi nhai nuốt do u tuyến mang tai

U tuyến mang tai là tình trạng khối u xuất hiện ở khu vực dưới dái tai, nắp sau tai. Theo thống kê, hầu hết u tuyến mang tai lành tính và ít gây triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, khối u phát triển lớn gây chèn ép dây thần kinh thính giác, dẫn đến những cơn đau tai dữ dội, nhất là khi nhai, nuốt.

Viêm VA gây đau tai khi nhai nuốt

Theo nghiên cứu, VA là cơ quan miễn dịch quan trọng trong cơ thể. VA đảm nhận vai trò ngăn ngừa nhiễm trùng và tổn thương phổi gây ra bởi tác nhân bên ngoài. Khi VA bị sưng viêm, người bệnh sẽ có biểu hiện đau tai khi nhai, nuốt nước bọt, giao tiếp,... 

Thông thường, với trường hợp viêm VA nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh để diệt khuẩn, chống viêm. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển nặng gây khó thở, người bệnh thường phải can thiệp phẫu thuật để hạn chế biến chứng của bệnh.

Đau tai do thủng màng nhĩ

Màng nhĩ là màng nối giữa khu vực tai giữa và tai ngoài. Khi màng này bị tổn thương, người bệnh có thể bị đau tai khi nhai, ù tai, thậm chí mất thính giác.

Các chuyên gia cho biết, có nhiều nguyên nhân gây thủng màng nhĩ như biến chứng viêm tai giữa, thay đổi áp suất đột ngột, tổn thương tai,... Đây là tình trạng nguy hiểm, bạn không nên chủ quan mà phải báo ngay cho bác sĩ điều trị để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đau tai khi nhai là triệu chứng thường gặp và bị nhiều người “bỏ qua” không chữa trị. Theo các chuyên gia, để cải thiện tình trạng này, ngoài việc sử dụng thuốc tây và xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, người bệnh nên dùng thêm sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. Điển hình trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.

giam-dau-tai-khi-nhai-nho-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-kim-thinh

Giảm đau tai khi nhai nhờ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính

Ra đời năm 2013, Kim Thính là sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần tự nhiên như cây cối xay, đan sâm, cốt toái bổ, câu kỷ tử, cẩu tích, thục địa,... Đặc biệt, một nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Đại học Dược Quốc gia Ấn Độ cho thấy, chiết xuất từ cây cối xay có tác dụng chống khuẩn, giảm viêm tương đương hoạt chất Diclofenac. Nhờ đó, sản phẩm giúp giảm đau, giảm viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm tai, bổ thận, tăng cường thính lực, giảm ù tai, đau tai hiệu quả.

Gần đây, Tạp chí Kinh tế Việt Nam cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát trên quy mô toàn quốc cho kết quả, có hơn 95% người dùng rất hài lòng và hài lòng khi sử dụng sản phẩm. Đây là minh chứng chất lượng quan trọng để bạn có thể yên tâm khi sử dụng Kim Thính mà không cần lo lắng về tác dụng phụ.

Chia sẻ dưới đây của cô Trương Thị Thu Hường (Lâm Đồng) sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của sản phẩm Kim Thính đối với triệu chứng đau tai.

Trên đây là 9 bệnh lý gây đau tai khi nhai mà nhiều người gặp phải hiện nay. Bạn không nên chủ quan mà phải báo ngay cho bác sĩ điều trị để cho biện pháp xử lý kịp thời.

Mọi thắc mắc liên quan đến triệu chứng đau tai khi nhai, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/VIBER): 0916.751.651 - 0916.767.653 để được dược sĩ tư vấn nhanh nhất nhé! Sản phẩm Kim Thính có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Xem thêm: Đau tai giữa và các câu hỏi thường gặp