Dù nam giới có nguy cơ bị mất thính lực gấp đôi so với phụ nữ. Nhưng một số vấn đề sức khỏe dưới đây cũng khiến nữ giới phải đối mặt với tình trạng này.
5 bệnh ở nữ giới liên quan tới mất thính lực
1. Bệnh tim
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, bệnh tim là nguyên nhân số một trong gây tử vong ở nữ giới. Bệnh tim mạch và đột quỵ gây 3 ca tử vong ở phụ nữ mỗi năm. Hiệp hội này cũng tin rằng, 80% các trường hợp tử vong có thể phòng tránh được nếu có sự thay đổi về lối sống như: bỏ hút thuốc lá, kiểm soát cân nặng và thực hiện lối sống lành mạnh.
Nếu trong gia đình đã có người mắc bệnh tim, hãy theo dõi sức khỏe tim mạch của bạn. Nghiên cứu công bố năm 2009 trên The Laryngoscope cho thấy, có mối liên quan mạnh mẽ giữa mất thính lực tần số thấp và bệnh tim mạch cũng như các yếu tố nguy cơ khác gây bệnh tim mạch. Phát hiện này đã đưa ra khuyến cáo bệnh nhân được chẩn đoán mất thính lực tần số thấp có nguy cơ phải đối mặt với các tai biến tim mạch.
2. Ung thư vú
Cả nam và nữ giới đều có thể mắc bệnh ung thứ vú, nhưng phổ biến hơn là ở phụ nữ. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, có 231.840 phụ nữ được chẩn đoán mới mắc ung thư vú vào năm 2015.
Ung thư tai, não, vú, phổi và thận đều có thể dẫn đến mất thính lực. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư, đặc biệt là hóa trị cisplatin cũng có thể gây ù tai và nghe kém. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, nên có một đánh giá ban đầu về thính lực trước khi bắt đầu điều trị bằng bất kỳ loại thuốc nào có thể gây độc cho tai. Nếu bạn đang trải qua điều trị ung thư thì thính giác của bạn cần được theo dõi thường xuyên và báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về thính lực.
Ảnh minh họa
3. Loãng xương
Loãng xương xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều hoặc sản xuất quá ít khối lượng xương. Theo Qũy loãng xương quốc gia (Mỹ), 10 triệu người Mỹ mắc bệnh loãng xương và trong đó 8 triệu là phụ nữ. Các chuyên gia cho biết, đó là bởi phụ nữ thường có xương nhỏ, mỏng hơn so với nam giới và thường bị giảm estrogen - một hormone giúp bảo vệ xương khi đến tuổi mãn kinh.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Endocrine Society's Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism của Hiệp hội nội tiết Mỹ thì những người mắc bệnh loãng xương có tới 76% nguy cơ bị mất thính giác đột ngột. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương, bạn cần phải quan tâm đến sức khỏe thính giác của mình.
4. Trầm cảm
Theo tổ chức Sức khỏe Tâm thần Mỹ, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm cao gấp đôi so với nam giới do các vấn đề về phát triển, di truyền, nội tiết tố và yếu tố xã hội. Phổ biến nhất là ở phụ nữ trong độ tuổi từ 25 - 44.
Theo nghiên cứu của Viện Quốc gia về chứng điếc và rối loạn giao tiếp khác (NIDCD), thì những người khiếm thính - đặc biệt là phụ nữ - có nguy cơ cao gấp 2 lần mắc bệnh trầm cảm hơn so với những người không bị mất thính lực.
5. Các bệnh tự miễn
Theo thông tin từ Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, phụ nữ có khả năng phát triển bệnh tự miễn nhiều hơn so với nam giới. Các bệnh tự miễn liên quan tới mất thính lực bao gồm: đái tháo đường, thiếu máu và viêm khớp dạng thấp.
Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ phát triển mất thính lực cao gấp đôi so với người bình thường, có thể bởi vì nồng độ đường trong máu cao gây tổn hại các mạch máu nhỏ ở tai trong. Những người bị thiếu máu và viêm khớp dạng thấp đều có khả năng mất thính lực cao gấp đôi so với người bình thường.
Đẩy lùi mất thính lực bằng sản phẩm thảo dược thiên nhiên
Để không phải đối mặt với tình trạng mất thính lực, bên cạnh việc điều trị tích cực các bệnh lý liên quan thì việc dùng sản phẩm thảo dược cũng được nhiều chuyên gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam khuyến khích người bệnh áp dụng.
Ở nước ta, tiêu biểu cho xu hướng đó là thực phẩm chức năng Kim Thính. Sản phẩm này chứa thành phần chính là cây cối xay, kết hợp cùng vảy ốc, câu kỷ tử, bổ cốt toái, đan sâm, thục địa… có tác dụng tốt trong việc tăng cường tuần hoàn máu đến tai trong, nuôi dưỡng tế bào thần kinh thính giác, cải thiện sức nghe, tăng cường thính lực; hỗ trợ điều trị, phòng ngừa, ngăn chặn các triệu chứng của suy giảm thính lực như: nghe kém, điếc tai, ù tai, đau tai… một cách hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
Nhiều người mắc suy giảm thính lực đã dùng Kim Thính và cho thấy kết quả khả quan, trường hợp của ông Hoàng Văn Phi (Hưng Yên) trong video dưới đây là một điển hình:
*Tác dụng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy vào cơ địa người sử dụng
Để các bệnh lý trên không ảnh hưởng xấu đến thính lực của mình, bên cạnh điều trị tích cực bệnh, bạn hãy áp dụng cách mà nhiều người đã thành công, đó là sử dụng Kim Thính mỗi ngày!