Nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Trường đại học Y khoa Washington Mỹ cho thấy, một liều thấp dung dịch bao gồm 2 loại thuốc giúp cải thiện chứng nghe kém khi sử dụng trên chuột (cả trước và sau quá trình tiếp xúc với tiếng ồn lớn).
Dung dịch thuốc có khả năng ngăn ngừa và điều trị nghe kém do tiếng ồn ở chuột
Cả 2 loại thuốc được sử dụng đều có khả năng bảo vệ thính giác, nhưng nghiên cứu thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Trường đại học Y khoa Washington ở St Louis (Mỹ) lần đầu tiên kiểm tra hiệu quả của sự kết hợp này.
Jianxin Bao - tiến sĩ, giáo sư nghiên cứu về tai mũi họng tại các trường Y nói: "Chúng tôi tìm thấy chúng có sức mạnh tổng hợp. Sử dụng dung dịch của 2 loại thuốc này ở liều lượng thấp có hiệu quả nhiều hơn so với chỉ sử dụng đơn lẻ".
Những nghiên cứu trước đó đã kết luận, các loại thuốc chống co giật dùng để điều trị chứng động kinh giúp bảo vệ thính giác ở chuột sau khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Bên cạnh đó, glucocorticoid, thuốc chống viêm thường sử dụng để điều trị dị ứng và hen suyễn cũng được các nhà nghiên cứu xác định là có khả năng bảo vệ thính giác.
Trong nghiên cứu này, Jianxin Bao và các đồng nghiệp đã chọn 2 loại thuốc từ nhóm thuốc chống động kinh và 2 loại thuốc từ nhóm thuốc glucocorticoid. Để kiểm tra khả năng ngăn ngừa mất thính giác của mỗi loại thuốc, các nhà khoa học đã sử dụng thuốc trên chuột với liều khác nhau 2 giờ trước khi cho chúng phơi nhiễm với tiếng ồn. Bên cạnh đó, để kiểm tra khả năng điều trị, họ đã cho thuốc vào các nhóm chuột khác nhau sau 24 giờ tiếp xúc với tiếng ồn.
Kết quả, trong số 4 loại thuốc thì 3 loại có khả năng bảo vệ tăng khi sử dụng với liều cao hơn. Trong khi đó, 2 loại thuốc kết hợp (các thuốc chống co giật zonisamide và methylprednisolone glucocorticoid) sử dụng liều thấp hơn dùng đơn lẻ cũng cho thấy khả năng bảo vệ thính giác.
Ảnh minh họa
Mặc dù các loại thuốc này không ngăn ngừa hoàn toàn quá trình nghe kém sau khi tiếp xúc liên tục với tiếng ồn ở mức độ 110dB, nhưng chúng làm giảm đáng kể việc mất đi khoảng 10-30 dB. Nói cách khác, một con chuột với thính giác bình thường có thể nghe thấy âm thanh ở mức 30 decibel, nhưng sau tiếp xúc với tiếng ồn lớn, chuột chỉ có thể nghe khi âm thanh đạt tới 50 decibel. Nếu chuột được điều trị, nó có thể nghe âm thanh ở mức 40 decibel. Ở con người, bảo vệ được khoảng 5 hoặc 10dB cũng tạo ra một sự khác biệt lớn trong việc nghe nói hàng ngày.
Jianxin Bao cho biết, bước tiếp theo là kiểm tra các loại thuốc ở động vật có kiểu giải phẫu tai gần giống với con người.
Phòng ngừa và cải thiện nghe kém hiệu quả bằng sản phẩm thảo dược
Mặc dù vẫn cần một chặng đường dài nghiên cứu thêm trước khi ứng dụng vào thực tế, nhưng đây thực sự là hứa hẹn tuyệt vời dành cho những người bị nghe kém liên quan đến tiếng ồn.
Trong khi chờ đợi những tín hiệu tích cực, các nhà khoa học Việt Nam đã nhanh nhạy lựa chọn một số vị thuốc thảo dược phổ biến mà ông cha ta từ xưa từng sử dụng để chữa trị hiệu quả bệnh về tai. Điển hình trong số đó là sản phẩm thảo dược Kim Thính với thành phần chính chiết xuất từ cây cối xay, kết hợp cùng với đan sâm, bổ cốt toái, thục địa, câu kỷ tử, vảy ốc… Sự phối hợp này đã tạo ra một bài thuốc toàn diện giúp những người bị nghe kém phục hồi thính lực, tăng cường sức nghe; phòng ngừa các yếu tố khiến thính lực bị suy giảm như tiếng ồn, tuổi tác… Bên cạnh đó, Kim Thính cũng có hiệu quả tốt trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh điếc tai, đau tai, chứng ù tai và các bệnh về tai khác.
Kim thính – Lựa chọn hiệu quả cho những người bị nghe kém
Ngoài việc nỗ lực kiếm tìm thêm phương pháp điều trị nghe kém thì sử dụng sản phẩm thảo dược như Kim Thính cũng là một cách hay để phòng ngừa bệnh đơn giản, tiết kiệm mà vẫn cho hiệu quả cao.