Giảm thính lực tai trái là tình trạng người bệnh bị suy giảm thính lực ở một bên tai trái. Còn tai phải vẫn có thể nghe được nhưng kém hơn trước. Giảm thính lực bên tai trái khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và cuộc sống.

Giảm thính lực tai trái là do đâu?

Khi bị suy giảm thính lực một bên tai, người bệnh sẽ mất dần khả năng cảm nhận âm thanh khiến họ luôn trong tâm lý lo lắng và hoang mang. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm thính lực tai trái, trong đó phổ biến như:

- Do nhiễm vi trùng khi mắc các bệnh lý: Sởi, quai bị, cúm,… gây ảnh hưởng đến thính giác và có thể khiến bạn bị điếc tai. Điếc có thể xảy ra ở cả hai tai nhưng phổ biến nhất vẫn là điếc một bên tai.

- Một số bệnh lý mạn tính như: Tăng huyết áp, chấn thương vùng đầu và cổ, rối loạn vi tuần hoàn tai trong, bệnh tiểu đường,… cũng đều có thể là nguyên nhân gây suy giảm thính lực.

- Do tiếp xúc với âm thanh lớn trong thời gian dài ở nơi làm việc hay đeo tai nghe thường xuyên, đặc biệt các bạn trẻ thường có thói quen đeo tai nghe ở một bên tai.

- Do trong tai có khối u, u dây thần kinh âm thanh hay thủng màng nhĩ… Thông thường, các bệnh lý này phát triển ở bên nào thì bên tai đó sẽ bị suy giảm khả năng nghe.

Thủng màng nhĩ có thể là nguyên nhân gây giảm thính lực tai trái

Thủng màng nhĩ có thể là nguyên nhân gây giảm thính lực tai trái

- Do quá trình lão hóa của cơ thể khiến các dây thần kinh thính giác suy yếu, những tế bào lông nhỏ trong ốc tai suy giảm, không thể phục hồi dẫn tới hiện tượng ù tai, điếc tai. Lão hóa thường gây điếc cả hai bên tai nhưng trong một số trường hợp, bạn cũng có thể chỉ bị suy giảm thính lực ở một bên tai.

- Sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn, tiếp xúc với các chất độc hại cũng có thể là nguyên nhân gây nghe kém tai trái.

- Căng thẳng áp lực làm việc, khiến bạn bị stress kéo dài dẫn đến ù tai, nghe kém.

- Mắc bệnh viêm tai giữa. Viêm tai giữa là bệnh lý thường gặp hơn ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, người lớn cũng dễ gặp phải tình trạng này. Viêm nhiễm ở tai giữa ở người lớn thường ở thể mạn tính và khó điều trị hơn. Viêm tai giữa mạn tính sẽ làm tổn thương cơ quan thính giác và ảnh hưởng nghiêm trọng tới thính lực.

- Mắc các bệnh về thận. Tai và thận là hai bộ phận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi chức năng thận tốt, tai sẽ có thể nghe rõ. Khi thận gặp trục trặc sẽ dẫn đến các vấn đề về thính lực, trong đó có giảm thính lực. Chức năng thận kém thường gây giảm thính lực cả hai bên tai. Tuy nhiên cũng có những trường hợp chỉ bị điếc 1 bên tai phải hoặc trái.

- Rối loạn tuần hoàn máu. Tuần hoàn máu kém, không được lưu thông tốt tới tai trong, cũng sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng suy giảm thính lực.

Giảm thính lực tai trái do tuần hoàn máu kém

Giảm thính lực tai trái do tuần hoàn máu kém

Giảm thính lực một bên tai có nguy hiểm không?

Suy giảm thính lực không phải bệnh gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Những ảnh hưởng của suy giảm thính lực có thể kể tới như:

- Không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh: 1 bên lỗ tai nghe bị nhỏ khiến người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp. Khó nghe khiến họ luôn phải hỏi lại điều người khác vừa nói. Dần dần, họ sẽ hình thành tâm lý tránh giao tiếp, nói chuyện với mọi người xung quanh.

- Luôn sống trong cô đơn: Suy giảm thính lực khiến quá trình giao tiếp gặp khó khăn. Điều này làm người bệnh cảm thấy thiếu tự tin, mặc cảm và dần trở nên cô lập với xã hội.

- Gây ra trầm cảm: Giảm thính lực không được điều trị có thể khiến người bệnh dần xa lánh với mọi người xung quanh, lâu dần dễ dẫn tới trầm cảm.

- Nguy hiểm tới tính mạng: Giảm thính lực một bên tai khiến người bệnh khó khăn khi nghe các tiếng báo động nguy hiểm như: Chuông báo cháy, tiếng còi xe… Điều này gián tiếp gây ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.

Giảm thính lực gây ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh

Giảm thính lực gây ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh

Điều trị giảm thính lực một bên tai bằng cách nào?

Một bên tai không nghe rõ có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho tâm lý, cuộc sống và sức khỏe. Đây chính là lý do các chuyên gia khuyên người bị nghe kém không nên chủ quan mà cần tìm cách cải thiện càng sớm càng tốt.

Để tăng cường khả năng nghe, cải thiện suy giảm thính lực, bạn có thể áp dụng theo các phương pháp sau:

Điều trị từ nguyên nhân gây giảm thính lực

Như bạn đã biết, giảm thính lực có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có cả các nguyên nhân bệnh lý. Do đó, việc điều trị các bệnh lý nguyên nhân sẽ giúp cải thiện thính lực hiệu quả hơn.

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.

Khi nguyên nhân do mắc bệnh lý viêm nhiễm ở tai, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm đau…

Nếu nguyên nhân giảm thính lực do thủng màng nhĩ, có khối u, thần kinh thính giác, bạn sẽ được chỉ định thực hiện một số phẫu thuật như: Vá màng nhĩ, phẫu thuật cắt bỏ khối u…

Trong trường hợp giảm thính lực do tuần hoàn máu kém, bạn được sử dụng các thuốc giúp tăng tuần hoàn máu não…

dieu-tri-benh-ly-nguyen-nhan-giup-tang-cuong-suc-khoe-thinh-giac.png

Điều trị bệnh lý nguyên nhân giúp tăng cường sức khỏe thính giác

Thay đổi chế độ ăn uống tăng cường thính lực

Chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường thực phẩm tốt, tránh xa thực phẩm xấu cũng giúp cải thiện thính lực hiệu quả.

Bạn cần thêm rau xanh, hoa quả, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C, kẽm, magie vào chế độ ăn hàng ngày. Các thực phẩm này giúp tăng cường sức khỏe thính lực và cải thiện điếc tai hiệu quả.

Thay đổi lối sống, sinh hoạt cải thiện giảm thính lực một bên tai

Thói quen không lành mạnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra giảm thính lực hoặc khiến tình trạng này tiến triển ngày càng nặng hơn. Một số thói quen bạn cần tránh khi thính lực giảm là:

  • Không sử dụng tai nghe, nghe nhạc với âm lượng quá lớn trong thời gian dài.
  • Không tiếp xúc với tiếng ồn cao. Nếu đang làm việc tại nhà máy, xí nghiệp, bạn cần sử dụng nút bịt tai để bảo vệ thính lực.
  • Không hút thuốc lá hay sử dụng bia, rượu. Các chất kích thích có trong chúng sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu tới tai trong và làm tình trạng giảm thính lực ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Vệ sinh tai thường xuyên nhưng không được dùng vật sắc nhọn để lấy ráy tai vì dễ làm tổn thương cơ quan thính giác, khiến thính lực ngày càng suy giảm nghiêm trọng.
  • Tập luyện đều đặn các môn thể thao tốt cho thính lực như: Thiền, yoga, đẹp xe, đi bộ,...

Cải thiện suy giảm thính lực nhờ sản phẩm thảo dược

Khi nhận thấy tai bị giảm thính lực, bạn không nên chủ quan mà cần tìm cho mình phương pháp điều trị sớm. Việc điều trị càng sớm sẽ giúp mang đến hiệu quả cao hơn.

Để tăng cường sức khỏe thính giác, bên cạnh việc điều trị chuyên khoa hay thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm có thành phần từ thảo dược. Một trong những sản phẩm điển hình là Kim Thính.

Kim Thính tốt cho người bị giảm thính lực một bên tai

Kim Thính tốt cho người bị giảm thính lực một bên tai

Kim Thính có thành phần từ nhiều loại thảo dược đã được đông y sử dụng qua nhiều đời nay. Các thảo dược này mang đến nhiều công dụng tốt, tác động đến nhiều nguyên nhân gây giảm thính lực tai trái:

  • Cây cối xay, vảy ốc, cẩu tích có tác dụng chống viêm nhiễm ở tai, cải thiện điếc tai, nghe kém do viêm tai rất tốt. Đặc biệt, cây cối xay còn được nghiên cứu chứng minh có tác dụng chống viêm tương đương diclofenac tiêu chuẩn.
  • Câu kỷ tử, cốt toái bổ, thục địa: Các thảo dược này có tác dụng tăng cường chức năng thận. Nhờ đó, Kim Thính tác động đến nguyên nhân gây ù tai theo quan điểm của đông y, đó là do chức năng thận suy giảm.
  • Đan sâm, L-carnitine, kẽm: Các thành phần này giúp tăng tuần hoàn máu tới tai trong, bổ sung dưỡng chất cho thần kinh thính giác. Điều này giúp tác động đến nguyên nhân gây giảm thính lực theo quan điểm của y học hiện đại.

Kim Thính đã được Tạp chí Kinh tế Việt Nam khảo sát để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng. Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 95% người dùng hài lòng và rất hài lòng về Kim Thính. Các triệu chứng ù tai, tai nghe kém cải thiện rõ rệt.

Nếu đang gặp tình trạng giảm thính lực tai trái và mong muốn có cách chữa an toàn, mang đến hiệu quả cao, bạn hãy liên hệ ngay tới hotline (ZALO/VIBER): 0916.751.651 - 0916.767.653 để nhận được những lời khuyên hữu ích của chuyên gia.

Kim Thính - Giúp tăng cường thính lực, giảm ù tai, nghe kém, điếc tai

Sản phẩm Kim Thính có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Xem thêm: Điếc đột ngột - Thông tin và cách điều trị hiệu quả