Nghe kém tiếp nhận là tình trạng người bệnh bị suy giảm thính lực do nguyên nhân có tổn thương ở bộ phận tai trong, khiến âm thanh không được tiếp nhận và truyền lên não một cách đầy đủ. Việc tìm ra những nguyên nhân gây nghe kém tiếp nhận sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị mang đến hiệu quả cao hơn. Dưới đây là những nguyên nhân gây nghe kém tiếp nhận phổ biến nhất.

Người cao tuổi dễ bị nghe kém tiếp nhận

Người cao tuổi là đối tượng dễ bị nghe kém tiếp nhận nhất. Các chuyên gia lý giải, khi chúng ta già đi, tất cả bộ phận của hệ thống thính giác đều có thể bị lão hóa, đặc biệt là ốc tai và những đường dẫn thần kinh liên quan đến não. Điều này ảnh hưởng đến độ nhạy bén của thính giác đối với âm thanh, khiến việc hiểu lời nói trở nên khó khăn hơn. Người cao tuổi cũng rất dễ gặp phải các triệu chứng như: Ù tai, có tiếng kêu trong tai

 nguoi-cao-tuoi-de-bi-nghe-kem-tiep-nhan

Người cao tuổi dễ bị nghe kém tiếp nhận

Nghe kém tiếp nhận do tiếp xúc với tiếng ồn lớn

Tiếp xúc với tiếng ồn quá mức cũng là nguyên nhân gây điếc tiếp nhận phổ biến. Các tế bào cảm giác mỏng manh trong ốc tai (được gọi là tế bào lông) có thể bị tổn hại bởi tiếng ồn. Mức độ tiếng ồn càng cao hoặc thời gian tiếp xúc càng lâu thì khả năng bị nghe kém tiếp nhận càng lớn. Suy giảm thính lực do tiếng ồn chủ yếu liên quan đến nghề nghiệp hoặc thói quen nghe nhạc với âm lượng quá lớn bằng tai nghe.

Xem thêm: Bị nghe kém đột ngột, cải thiện bằng cách nào?

Mắc bệnh truyền nhiễm dễ gây điếc tiếp nhận

Rất nhiều bệnh truyền nhiễm, vi khuẩn và virus có thể gây điếc tiếp nhận ở một bên tai. Sởi, quai bị, viêm màng não, thủy đậu, cúm,… là những bệnh truyền nhiễm dễ gây điếc nhất. Vì vậy, bạn cần có những biện pháp tăng cường thính lực thật tốt khi mắc các bệnh này để phòng ngừa khả năng điếc tai có thể xảy ra.

nhiem-virus-de-gay-diec-tiep-nhan

Nhiễm bệnh virus dễ gây điếc tiếp nhận

Sử dụng thuốc bừa bãi ảnh hưởng tới thính lực

Sử dụng thuốc điều trị một cách bừa bãi, trong thời gian dài không theo chỉ định của bác sĩ có thể là nguyên nhân gây nghe kém tiếp nhận. Các thuốc dễ gây độc cho tai thường được biết đến gồm: Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm…

Có khối u ở tai trong gây mất thính lực

Một khối u lành tính phát triển trên dây thần kinh thính giác, chèn ép dần dần dây thần kinh thính giác và ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi âm thanh từ tai lên não. Vì vậy, bạn có thể nhận thấy triệu chứng ù tai, suy giảm thính lực và có cảm giác mất thăng bằng.

Xem thêm: 7 dấu hiệu lãng tai ai cũng cần phải biết

Tuần hoàn máu kém ảnh hưởng tới khả năng nghe

Tuần hoàn máu có vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy và dưỡng chất nuôi tế bào thần kinh tai, giúp thính lực luôn khỏe mạnh. Khi tuần hoàn máu rối loạn sẽ khiến quá trình này bị gián đoạn, làm âm thanh không được truyền lên não một cách hiệu quả. Đây là nguyên nhân sâu xa gây nghe kém tiếp nhận theo quan điểm của y học hiện đại.

 tuan-hoan-mau-kem-gay-ton-thuong-thinh-luc

Tuần hoàn máu kém gây tổn thương thính lực

Chức năng thận suy giảm dễ gây điếc tai

Theo đông y “thận khai khiếu ra tai” điều này có nghĩa, chức năng thận suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến thính lực. Cụ thể, thận kém gây ù tai, kém quá sẽ khiến tai bị điếc. Do đó, chức năng thận suy giảm là một trong những nguyên nhân sâu xa gây nghe kém tiếp nhận nhưng ít được quan tâm.

Để có thể điều trị tình trạng nghe kém tiếp nhận, bạn cần tìm ra được nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị đúng, kịp thời. Song song với đó, các chuyên gia cũng khuyên người bị điếc tiếp nhận nên sử dụng thêm sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên giúp điều trị điếc tai, nghe kém một cách an toàn mà vẫn mang đến hiệu quả cao, tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ cây cối xay, kết hợp cùng các thảo dược quý khác như câu kỷ tử, cẩu tích, cốt toái bổ, đan sâm, thục địa, vảy ốc,… Sản phẩm mang tới tác dụng tăng tuần hoàn máu và tăng cung cấp oxy cho các tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, chống viêm nhiễm, tăng cường thính lực cho đôi tai, từ đó giúp hỗ trợ điều trị điếc tiếp nhận an toàn, hiệu quả.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết thêm những nguyên nhân gây điếc tiếp nhận. Ngay khi thấy các dấu hiệu bị điếc, thính lực suy giảm, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, hãy sử dụng sản phẩm thảo dược để tăng cường thính lực hiệu quả, bạn nhé!

Thanh Phương