1 bên lỗ tai nghe bị nhỏ là tình trạng phổ biến, thường xuất hiện ở người cao tuổi. 1 bên tai nghe nhỏ khiến người bệnh khó có thể xác định được vị trí phát ra âm thanh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên nhân khiến lỗ tai bị nhỏ là do đâu và làm sao điều trị hiệu quả? Mời bạn tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau.
1 bên lỗ tai nghe bị nhỏ là do đâu?
Lỗ tai nghe bị nhỏ một bên là tình trạng người bệnh bị suy giảm thính lực ở một bên tai. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới điếc tai như nhiễm trùng tai, thủng màng nhĩ, tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài…
Nhiễm trùng tai
Nguyên nhân gây nhiễm trùng tai là do vi khuẩn hoặc virus. Đây thường là kết quả của một bệnh có liên quan đến đường hô hấp như: Cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng… Nhiễm trùng tai sẽ làm ống Eustachian trong tai bị sưng tấy hoặc tắc nghẽn và khiến chất dịch tích tụ ở tai giữa.
Cấu trúc của tai giữa có ba xương nhỏ. Những xương này có chức năng mang những rung động âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong. Khi chất lỏng tích tụ quá nhiều sẽ làm cho những rung động truyền không hiệu quả và năng lượng âm thanh bị mất, từ đó dẫn đến tình trạng 1 bên lỗ tai nghe bị nhỏ.
Ngoài ra, nhiễm trùng tai còn kèm theo một số triệu chứng như đau tai, ù tai, tai chảy mủ, buồn nôn… Nhiễm trùng tai cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì nếu để lâu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như xơ hóa màng nhĩ, liệt dây thần kinh, điếc vĩnh viễn.
Nhiễm trùng tai có thể gây suy giảm thính lực một bên tai
Thủng màng nhĩ một bên tai
Màng nhĩ là một lớp màng mỏng, ngăn cách giữa ống tai ngoài và hòm nhĩ bên trong. Khi âm thanh truyền vào tai, màng nhĩ sẽ rung lên, truyền âm thanh từ môi trường vào ba xương nhỏ ở tai giữa. Sau đó, âm thanh tiếp tục được truyền tới não.
Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó khiến màng nhĩ bị thủng như viêm tai giữa, chấn thương hoặc thay đổi áp lực đột ngột… Màng nhĩ bị thủng sẽ không còn rung động tốt như ban đầu, dẫn đến tình trạng nghe kém.
Tiếp xúc với tiếng ồn lớn
Theo các chuyên gia, có khoảng 15% dân số thế giới ở độ tuổi từ 20 - 70 gặp phải những vấn đề về thính giác do thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn. Tiếng ồn lớn có thể phá hủy các tế bào thần kinh ở tai trong. Khi những tế bào này bị hư hại, khả năng truyền tín hiệu sẽ bị ảnh hưởng, từ đó gây giảm thính lực.
Các tế bào ở trong tai có khả năng tự phục hồi. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài, lặp đi lặp lại nhiều lần thì các tế bào không thể phục hồi và chết đi. Theo nghiên cứu, “nạn nhân” của tiếng ồn và bị suy giảm thính lực do tiếng ồn có thể gặp phải tình trạng căng thẳng, lo lắng, mất ngủ, nhịp tim tăng cao…
Tiếng ồn lớn có thể phá hủy các tế bào thần kinh tai, từ đó làm giảm thính lực
Thuốc độc trên tai
Tai được chia thành ba phần gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai giữa và tai trong được ngăn cách nhau bởi một lớp màng ở cửa sổ tròn (cửa sổ tiền đình). Lớp màng này rất dễ hấp thu chất độc, từ đó khiến tai bị ngộ độc, gây suy giảm thính lực.
Hiện nay, có khoảng 200 loại dược phẩm dễ gây độc cho tai như: Thuốc salicylates, thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng sinh…
Thói quen xấu gây 1 bên lỗ tai nghe không rõ
Những thói quen như dùng tay hoặc vật nhọn ngoáy tai, không vệ sinh tai sạch sẽ có thể vô tình làm tổn thương tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng như nhiễm trùng tai, thủng màng nhĩ. Từ đó làm suy giảm thính lực ở tai.
Cách phòng tránh 1 bên lỗ tai nghe bị nhỏ
Để tránh 1 bên lỗ tai bị nghe nhỏ, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp như vệ sinh tai đúng cách, dùng tai nghe phù hợp hay sử dụng sản phẩm thảo dược Kim Thính.
Vệ sinh tai đúng cách
Chúng ta thường có thói quen sử dụng tăm bông hoặc kẹp nhíp để lấy ráy tai. Tuy nhiên, hành động này vô tình đẩy ráy tai vào sâu bên trong, gây ra viêm nhiễm hoặc thậm chí là thủng màng nhĩ.
Để làm sạch ráy tai, bạn nên sử dụng những loại thuốc nhỏ tai được bán tại các nhà thuốc như: Glycerin, nước muối sinh lý… Những dung dịch này có tác dụng làm mềm ráy tai và giúp ráy tai thoát ra ngoài dễ dàng hơn.
Các dung dịch nhỏ tai có thể làm mềm, loại bỏ ráy tai dễ dàng
Sử dụng tai nghe phù hợp phòng ngừa điếc tai
Tai nghe có hai loại là chụp tai và nhét trong tai. Mỗi loại tai nghe sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích người dùng nên sử dụng loại tai nghe chụp tai vì chúng truyền tải âm thanh tự nhiên hơn, làm dịu luồng âm thanh.
Trong khi đó, loại nhét tai có thể đưa âm thanh có cường độ cao vào sát tai, gây ảnh hưởng đến thính lực. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng tai nghe quá 2 tiếng/ngày. Bật âm thanh vừa đủ lớn, không được quá ⅔ âm lượng của thiết bị phát.
Tăng cường thính lực nhờ Kim Thính
Ngoài những biện pháp kế trên, bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm thảo dược để ngăn chặn tình trạng 1 bên lỗ tai nghe bị nhỏ. Tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính. Sản phẩm được bào chế từ các thành phần thảo dược tự nhiên như cây cối xay, vảy ốc, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa…
Theo đông y, những loại thảo dược này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp năng lượng cho các tế bào thần kinh tai, bổ thận, tăng cường hệ miễn dịch… Từ đó giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh về tai như nghe kém, ù tai, nhiễm trùng tai…
Khảo sát do Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã cho thấy, sản phẩm Kim Thính nhận được tới 95% đánh giá rất hài lòng và hài lòng của người tiêu dùng. Ngoài ra, Kim Thính chứa các thành phần tự nhiên, được sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại nên rất an toàn với người tiêu dùng, không để lại tác dụng phụ.
Có tới 95% đánh giá rất hài lòng và hài lòng khi sử dụng sản phẩm Kim Thính
Rất nhiều người bị nghe kém, giảm thính lực đã sử dụng sản phẩm Kim Thính nhận thấy hiệu quả tích cực. Điển hình như trường hợp của ông Nguyễn Văn Tấn ở Hội An. Mời bạn xem chia sẻ của ông Tấn trong video sau:
Phát hiện sớm các nguyên nhân khiến 1 bên lỗ tai nghe bị nhỏ sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Song song với phương pháp chuyên khoa, bạn đừng quên dùng Kim Thính đều đặn hàng ngày để thính lực luôn khỏe mạnh nhé!
Link tham khảo:
https://www.healthline.com/health/hearing-loss-on-one-side#causes
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21625-unilateral-hearing-loss-single-sided-deafness
https://www.webmd.com/connect-to-care/hearing-loss/possible-causes-of-hearing-loss-in-one-ear