Những người cao tuổi bị suy giảm thính lực có khoảng 39% khả năng chết sớm hơn so với người cao tuổi khác. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới, công bố trên ấn phẩm trực tuyến JAMA Otolaryngology-Head & Neck Surgery-một tạp chí y tế chuyên khoa của Mỹ.

Người bị suy giảm thính lực: Nguy cơ tuổi thọ thấp

Trong ấn bản trực tuyến 24/9/2015 của JAMA Otolaryngology-Head & Neck Surgery, các nhà nghiên cứu công bố, trong số gần 1.700 người Mỹ ở độ tuổi từ 70 trở lên, những người nghe kém có tới 21%-39% khả năng chết trong vài năm tới.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tiến sĩ Ana Kim, Giám đốc nghiên cứu Otology tại Eye New York và Ear Infirmary của Mount Sinai-một người không tham gia nghiên cứu nói: “Đây là một kết quả thú vị, nhưng chết có nhiều biến số. Vì thế, còn quá đơn giản khi kết luận suy giảm thính giác gây chết sớm”. 

Trưởng nhóm nghiên cứu, Kevin Contrera của trường Đại học Johns Hopkins ở Baltimore cũng đồng ý rằng, những kết quả này không chứng minh khiếm thính là nguyên nhân gây giảm tuổi thọ. Tuy nhiên, ông cho biết, kết quả của cuộc nghiên cứu đã thu hút sự chú ý của mọi người vào thực tế: việc nghe kém không chỉ là một phần bình thường của sự lão hóa. Ông Contrera nói: “Nhiều người thường nghĩ rằng, tất cả chúng ta sẽ bị suy giảm thính lực khi già đi”.

Theo thống kê của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, có tới 1/3 dân số Mỹ trong độ tuổi 65-74 bị giảm sức nghe từ nhẹ đến nặng. Trong một nghiên cứu mới hơn, ông Contrera và các đồng nghiệp đã khai thác dữ liệu từ một cuộc khảo sát về sức khỏe đang được tiến hành của chính phủ. Trong số gần 1.700 người từ 70 tuổi trở lên thì có 589 người bị mất thính giác nhẹ, trong khi đó, 550 người bị mất thính giác từ trung bình đến nghiêm trọng. Còn lại 527 người có thính giác bình thường. Những người cao tuổi bị mất thính giác cũng có vấn đề khác như hút thuốc, bệnh tim và đột quỵ. Các nhà khoa học cũng nhận thấy, những người có thính giác bị suy giảm có nguy cơ tử vong cao hơn trong vòng 6 năm tới.

Trong một nghiên cứu khác, ông Contrera cho biết, có sự liên quan giữa việc mất thính giác với sức khỏe. Vì vậy, thật hợp lý khi cho rằng, mất thính giác có thể đã góp phần trực tiếp dẫn đến tỷ lệ tử vong cao trong nghiên cứu này.

Tuy nhiên, tiến sĩ Ana Kim chỉ rõ, nghiên cứu này không thể đại diện cho tất cả các yếu tố gây giảm tuổi thọ của con người. Ông cho biết, cách lý tưởng nhất là nghiên cứu nên xem xét lại các tác động của việc xử lý mất thính giác: Ví dụ, bệnh nhân dùng máy trợ thính có sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn không?

Việt Nam: Phòng ngừa suy giảm thính lực ở người cao tuổi như thế nào?

Tại Việt Nam, việc phòng ngừa tình trạng suy giảm thính lực ở người cao tuổi luôn được chú trọng. Điều này góp phần cải thiện khả năng nghe và hạn chế nguy cơ giảm tuổi thọ ở những trường hợp mắc bệnh về thính lực. Xu hướng hiện nay là thực hiện các biện pháp phòng ngừa và sử dụng thực phẩm chức năng nguồn gốc thiên nhiên như Kim Thính. Với thành phần chính là cao cối xay kết hợp cùng các loại dược liệu quý hiếm, Kim Thính có tác dụng tốt trong việc hạn chế suy giảm thính lực, hỗ trợ điều trị các bệnh về tai, tăng cường sức khỏe cho đôi tai.