Rất nhiều người mắc chứng ngưng thở khi ngủ nhận thấy bị suy giảm thính lực nhanh chóng. Theo các nhà khoa học, ngưng thở khi ngủ là một trong những nguyên nhân gây suy giảm thính lực nhưng ít được biết tới. Cụ thể vấn đề này như thế nào? Mối quan hệ giữa ngưng thở khi ngủ và suy giảm thính lực là gì? Mời bạn tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau.

Ngưng thở khi ngủ là gì?

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là hiện tượng rối loạn giấc ngủ mà người bệnh có những cơn ngưng thở hoàn toàn trong ít nhất 10 lần/1 giấc ngủ và lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm.

Một trong những dấu hiệu phổ biến của hội chứng này là ngáy to khi ngủ. Có những cơn ngưng thở về đêm, thở phì phò, thở hổn hển vào cuối thời kỳ ngưng thở. Tiếng ngáy thường to nhất khi nằm ngửa, giảm đi lúc nằm nghiêng.

Ngưng thở khi ngủ rất phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 1/4 số người trưởng thành. Ở người bị ngưng thở khi ngủ, mô của đường hô hấp trên và vòm miệng mềm sập xuống lúc ngủ, làm tắc một phần hoặc hoàn toàn nguồn cung cấp không khí. Mọi người thường nghĩ rằng, ngưng thở khi ngủ là kiểu của ngáy ngủ, nhưng trên thực tế, nó hoàn toàn khác về mặt sinh lý.

 Xem thêm: Hội chứng chuyển hóa - Nguyên nhân gây suy giảm thính lực không phải ai cũng biết

Ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân gây suy giảm thính lực - Tại sao?

Một nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Montefiore ở New York (Mỹ) đã xem xét dữ liệu từ gần 14.000 người tham gia. 53% những người tham gia là nữ và độ tuổi trung bình khoảng 41. Dữ liệu bao gồm thông tin được thu thập qua các nghiên cứu về giấc ngủ và kiểm tra thính lực.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, 10% những người tham gia bị ngưng thở khi ngủ. 30% những người tham gia bị suy giảm thính lực ở nhiều mức độ khác nhau.

 Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sau khi phân tích các yếu tố liên quan như: Giới tính, tuổi, các vấn đề về sức khỏe, phơi nhiễm tiếng ồn và tiền sử suy giảm thính lực hoặc ngủ ngáy... Các nhà nghiên cứu cho biết, những người dễ bị suy giảm thính lực là đối tượng có chỉ số khối cơ thể cao hơn bình thường. Người bị giảm thính lực cũng hay ngủ ngáy hoặc được chẩn đoán lâm sàng bị ngừng thở khi ngủ.

Khi nhóm nghiên cứu kiểm tra những tác động của ngừng thở khi ngủ, họ thấy rằng, tình trạng này liên quan tới sự gia tăng 31% nguy cơ giảm thính lực tần số cao. Các rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, ngủ không sâu) làm gia tăng 90% nguy cơ giảm thính lực tần suất thấp. 

Theo các chuyên gia, để có thể nghe được rõ ràng, các cơ quan ở tai trong đòi hỏi một nguồn cung cấp lưu lượng máu thường xuyên, khỏe mạnh. Sự lưu thông này có khả năng nuôi dưỡng các tế bào lông mỏng manh trong ốc tai – bộ phận chịu trách nhiệm chuyển tiếng ồn thành các xung điện dẫn đến dây thần kinh thính giác và tới não để giải thích thành âm thanh mà chúng ta có thể nghe và hiểu được.

Ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng tới lưu lượng máu cung cấp tới ốc tai, làm viêm và tái cấu trúc mạch máu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiếp nhận âm thanh và gây giảm thính lực.

Bên cạnh đó, mối liên hệ giữa ngưng thở khi ngủ và suy giảm thính lực cũng có thể đến từ việc người bị ngưng thở khi ngủ thường ngáy to. Nghe âm thanh lớn cả đêm có thể làm tổn thương tế bào lông nhỏ trong ốc tai và khiến thính lực bị suy giảm một cách từ từ.

Xem thêm: Người bị thiếu máu dễ bị suy giảm thính lực

Nên làm gì nếu bị suy giảm thính lực do ngưng thở khi ngủ?

Nếu xác định chính xác nguyên nhân gây suy giảm thính lực là do ngưng thở khi ngủ, bạn cần có hướng điều trị càng sớm càng tốt.

- Điều trị ngưng thở khi ngủ: Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ. Việc chọn lựa phương pháp nào cho phù hợp với người bệnh sẽ tùy thuộc mức độ nặng của bệnh, các bất thường về đường hô hấp trên và những bệnh lý đi kèm… Chuyên gia sẽ thảo luận với người bệnh và cho biết phương pháp nào là tốt nhất. Để cải thiện tình trạng này khi ngủ, bạn có thể áp dụng các phương pháp như: Dùng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP); Dùng dụng cụ gắn vào trong miệng khi ngủ; Phẫu thuật,…

- Thay đổi lối sống: Thay đổi lối sống có thể làm nhẹ bớt triệu chứng ngưng thở khi ngủ, từ đó cải thiện tình trạng suy giảm thính lực. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần: Giảm cân nặng (giảm cân rất quan trọng vì có thể giảm độ nặng hoặc có thể chữa được ngưng thở khi ngủ); Tránh uống rượu, bia vì chúng có thể khiến tình trạng nghe kém ngày càng tồi tệ hơn; Ngưng các thuốc an thần và chất gây nghiện; Không dùng thuốc lá;…

- Bổ sung đủ dinh dưỡng: Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ và tăng cường sức khỏe thính giác. Các thực phẩm bạn nên dùng, bao gồm: Cá, dầu cá, sữa đậu nành, rau xanh, hoa quả. Bạn cũng cần hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường để bệnh sớm được cải thiện.

Xem thêm: Những loại quả tốt cho người bị suy giảm thính lực

Tăng cường thính lực, cải thiện sức nghe do ngưng thở khi ngủ nhờ thảo dược

Đa số các trường hợp, tình trạng suy giảm thính lực sẽ cải thiện sau khi chứng ngưng thở khi ngủ được giải quyết. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, thính lực bị tổn thương nghiêm trọng nên khó có thể phục hồi. Trong những trường hợp như vậy, người mắc cần có phương pháp tăng cường thính lực, cải thiện sức nghe hiệu quả.

Hiện nay, bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày, nhiều người bị điếc tai, suy giảm thính lực đang tin tưởng sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện khả năng nghe. Tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.

 Kim Thính giúp hỗ trợ điều trị suy giảm thính lực hiệu quả

Kim Thính giúp hỗ trợ điều trị suy giảm thính lực hiệu quả

Với thành phần chính từ cây cối xay, kết hợp cùng các thảo dược quý khác như câu kỷ tử, cẩu tích, cốt toái bổ, đan sâm, thục địa, vảy ốc,… Kim Thính mang tới tác dụng tăng tuần hoàn máu và tăng cung cấp oxy cho các tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, chống viêm nhiễm, tăng cường thính lực,... từ đó hỗ trợ điều trị suy giảm thính lực do chứng ngưng thở khi ngủ cũng như nhiều nguyên nhân khác một cách an toàn, hiệu quả.

Kinh nghiệm cải thiện tình trạng suy giảm thính lực thành công

Không ít người bị điếc tai đã cải thiện khả năng nghe sau một thời gian ngắn sử dụng Kim Thính. Dưới đây là một số trường hợp điển hình:

>>> Bà Trần Thị Hoa ở khóm 6, đường số 2, khu Licogi,  phường 1, thành phố Cà Mau

Ù tai, thính lực suy giảm khiến bà Trần Thị Hoa luôn sống trong sự cô đơn, thậm chí đã có lúc bà còn muốn tự tử. Thật may mắn, nhờ biết tới sản phẩm Kim Thính mà cuộc sống của bà đã trở lại bình thường chỉ sau 2 tháng. Bà vui vẻ chia sẻ quá trình cải thiện ù tai, điếc tai gian nan của mình trong video sau:

>>> Ông Vương Văn Sơn (ở khu phố 1A, phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương)

Ông Sơn bị suy giảm thính lực từ lúc nào không hay. Chỉ đến khi ông mở tivi to hết cỡ, ai nói gì ông cũng đều phải hỏi lại vài lần, mọi người bảo: “Ông bị điếc à?” thì lúc đó, ông Sơn mới ngỡ ngàng nhận ra: Tai mình không còn nghe rõ như trước. May mắn, nhờ biết tới sản phẩm Kim Thính mà chỉ sau 1 tháng sử dụng, ông Sơn đã nghe rõ trở lại. Mời bạn xem thêm chia sẻ của ông Sơn TẠI ĐÂY.

Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện tình trạng suy giảm thính lực của nhiều người khác

Đánh giá của chuyên gia

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính đã nhận được nhiều đánh giá của các chuyên gia. Dưới đây là đánh giá của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh về thành phần, công dụng của sản phẩm Kim Thính với người bị suy giảm thính lực:

Xem thêm:  Chuyên gia tư vấn về cách cải thiện điếc tai, suy giảm thính lực hiệu quả

Qua bài viết, hy vọng bạn đã biết thêm thông tin về tình trạng suy giảm thính lực do chứng ngưng thở khi ngủ. Hãy áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và đừng quên sử dụng sản phẩm Kim Thính mỗi ngày để có thính lực khỏe mạnh, bạn nhé!

Mọi thắc mắc liên quan tới tình trạng ù tai, giảm thính lực, bạn có thể liên hệ tới t hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.