Thính lực là khả năng nghe của đôi tai trước những âm thanh từ môi trường bên ngoài. Khi thính lực bị suy giảm, bạn sẽ khó có thể giao tiếp được với những người xung quanh. Vậy làm sao để biết bạn có bị suy giảm thính lực hay không và kiểm tra thính lực bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau.

Khi nào cần kiểm tra thính lực

Suy giảm thính lực thường xảy ra một cách từ từ, nên không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng nhận ra mình không nghe rõ như trước đây. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy thính lực của bạn đang kém đi và cần được kiểm tra càng sớm càng tốt:

- Bạn mở tivi quá to so với các thành viên khác trong gia đình.

 Xem tivi âm lượng lớn là dấu hiệu suy giảm thính lực

Xem tivi âm lượng lớn là dấu hiệu suy giảm thính lực

- Bạn cảm thấy khó khăn để theo kịp các cuộc hội thoại khi có tiếng ồn xung quanh.

- Gặp khó khăn khi trò chuyện bằng điện thoại ngay cả khi bạn đang ở trong 1 căn phòng yên tĩnh.

- Bạn cảm thấy như mọi người đang lầm bầm rất nhiều và bạn thường xuyên phải yêu cầu người khác lặp lại những gì họ đã nói.

Kiểm tra thính lực bằng cách nào

Khi nhận thấy khả năng nghe của bạn đang bị suy giảm thì kiểm tra thính lực là việc làm cần thiết để đánh giá mức độ nghe kém cũng như có phương pháp can thiệp kịp thời. Vậy bạn có thể tự kiểm tra thính lực bằng cách nào?

Với người lớn

Ở người lớn, việc nhận ra sự suy giảm khả năng nghe sẽ rất dễ dàng. Điều này có thể nhận thấy bởi chính người bệnh hoặc những người xung quanh. Để xác định chính xác xem bản thân có bị suy giảm thính lực không, bạn có thể thực hiện theo cách dưới đây:

- Nhờ một người thân nói ở một bên tai, còn bạn che tai còn lại bằng tay hoặc bất cứ vật gì.

- Yêu cầu người thân thì thầm nhiều từ vào tai của bạn, sau đó, bạn hãy nhắc lại những điều họ đã nói xem có chính xác không. Nếu bạn có thể trả lời chính xác thì thính lực của bạn đang hoàn toàn bình thường.

- Nếu không nhắc lại được, hãy nhờ người thân thử tiếp bằng cách nói nhiều từ với giọng bình thường (to hơn nói thầm). Lúc này, nếu nhắc lại được thì có thể bạn đang bị điếc nhẹ.

- Trong trường hợp bạn không nhắc lại được thì hãy thử tiếp bằng cách yêu cầu người thân nói nhiều từ với giọng nói lớn hơn. Nếu nhắc lại đúng thì có thể bạn đang bị điếc trung bình.

- Nếu bạn không nhắc lại được thì hãy tiếp tục thử bằng cách, yêu cầu người thân hét nhiều từ ở tai của bạn. Lúc này bạn vẫn không thể nhắc lại đúng thì rất có thể bạn đang bị điếc tai nặng.

- Lặp lại cách làm tương tự với tai còn lại.

Kiểm tra thính lực ở người lớn

Kiểm tra thính lực ở người lớn

Cách thử thính lực ở trẻ nhỏ

Với trẻ nhỏ, việc kiểm tra thính lực sẽ khó khăn hơn. Bạn cần quan sát thật kỹ để có thể đánh giá xem bé có bị suy giảm thính lực hay không.

- Với trẻ sơ sinh: Thực hiện tại một phòng yên tĩnh, khi bé vừa mới ngủ không quá 5 phút. Nói  từng chữ cái: A, B, C, D, E cách tai thử của bé 50cm. Quan sát phản ứng của bé xem có chớp mắt, mở mắt, vặn mình, cử động chân tay hay không. Nếu bé có phản xạ thì có thể kết luận tai bé hoàn toàn bình thường và ngược lại.

- Với trẻ 1 - 4 tuổi: Trong một phòng yên tĩnh, người thử đứng cách 1m phía sau lưng bé nhưng không được để bé biết, tạo ra tiếng động từ các dụng cụ thử như ly, thìa, trống, chuông. Quan sát phản ứng của bé với tiếng động như: Chớp mắt, lắng nghe, quay đầu về nơi phát ra tiếng động hay không.

- Với trẻ trên 4 tuổi, bạn có thể áp dụng cách làm tương tự như với người lớn.

** Lưu ý: Các cách kiểm tra thính lực như trên chỉ là những bước ban đầu giúp đánh giá xem sức nghe của bạn có bị suy giảm hay không. Để biết chính xác mức độ bị điếc tai, bạn cần tới cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng để được đo thính lực và kiểm tra bằng các phương pháp chuyên sâu.

Phòng ngừa suy giảm thính lực bằng cách nào?

WHO ước tính, năm 2050, khoảng 1 tỷ người, tức cứ 10 người thì có 1 người gặp vấn đề về thính lực. Trong khi đó, tình trạng điếc tai, nghe kém có thể liên quan đến các vấn đề khác như trầm cảm, mất trí nhớ, giảm khả năng vận động... Chính vì vậy, ngay từ hôm nay, bạn cần có cho mình cách phòng ngừa suy giảm thính lực hiệu quả. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyến cáo, một số biện pháp giúp phòng ngừa suy giảm thính lực hiệu quả như sau:

1. Tránh tiếng ồn lớn

Tiếng ồn lớn đủ để làm hỏng thính giác của bạn nếu:

- Bạn phải lên tiếng để nói chuyện với người khác.

- Bạn không thể nghe thấy những gì mọi người gần đó đang nói.

- Nó làm đau tai bạn.

- Bạn cảm giác có tiếng chuông trong tai.

Bất kỳ âm thanh nào trên 85dB đều có thể gây hại. Hãy tránh xa chúng để thính lực của bạn luôn khỏe mạnh.

2. Cẩn thận khi nghe nhạc

Nghe nhạc lớn qua tai nghe là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất đối với thính giác. Tránh làm hỏng thính giác khi nghe nhạc bằng cách:

- Sử dụng tai nghe chống ồn chứ đừng chỉ tăng âm lượng để che đi tiếng ồn bên ngoài.

- Không nghe nhạc ở mức hơn 60% âm lượng tối đa.

- Không sử dụng tai nghe hơn một giờ mỗi lần, nghỉ ngơi ít nhất 5 phút mỗi giờ.

3. Bảo vệ thính giác khi dự sự kiện ồn ào

Tham gia hoạt động tại câu lạc bộ đêm, các sự kiện thể thao, lễ hội âm nhạc,… cần:

- Tránh xa các nguồn gây ồn ào nhất (như đứng bên cạnh loa).

- Cố gắng nghỉ ngơi khỏi tiếng ồn cứ sau 15 phút.

- Cho thính giác khoảng 18 giờ để phục hồi sau khi tiếp xúc tiếng ồn như thế.

- Xem xét việc đeo nút tai để giảm âm lượng thực tế.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giảm thính lực nhờ thảo dược

Các chuyên gia khuyến cáo, ngay khi thấy dấu hiệu thính lực bị suy giảm, bạn nên tới cơ sở y tế để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị càng sớm càng tốt.

Song song với các phương pháp điều trị y khoa, hiện nay, giới chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng thêm sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên để phòng ngừa và tăng cường khả năng nghe, khôi phục thính lực an toàn, hiệu quả tại nhà. Một trong những sản phẩm tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.

  Kim Thính giúp cải thiện tình trạng suy giảm thính lực

Kim Thính giúp cải thiện tình trạng suy giảm thính lực

Kim Thính là sản phẩm chứa thành phần chính từ cây cối xay, kết hợp cùng các thảo dược quý khác như câu kỷ tử, cẩu tích, cốt toái bổ, đan sâm, thục địa, vảy ốc,… Kim Thính mang tới tác dụng tăng tuần hoàn máu và tăng cung cấp oxy cho các tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, chống viêm nhiễm, tăng cường thính lực,... từ đó giúp hỗ trợ điều trị suy giảm thính lực, điếc tai an toàn, hiệu quả.

Kinh nghiệm cải thiện tình trạng nghe kém thành công

Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, không ít người bị điếc tai đã cải thiện tình trạng bệnh sau khi sử dụng Kim Thính. Điển hình như bà Phan Thị Tuyết (sinh năm 1958, ở xóm 5, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Nghệ An). Cùng nghe chia sẻ của bà Tuyết trong video sau:

>>> Xem thêm: Cách cải thiện điếc tai của ông Tô Viết Oanh 

Đánh giá của chuyên gia

Cây cối xay được sử dụng từ xa xưa với công dụng cải thiện các bệnh về tai hiệu quả. Ngày nay, cây cối xay kết hợp cùng thảo dược như đan sâm, thục địa, vảy ốc,… giúp mang đến hiệu quả cải thiện điếc tai, nghe kém hiệu quả. Cùng theo dõi video dưới đây để nghe PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn kỹ hơn về vấn đề này:

>>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn: Cải thiện điếc tai bằng cách nào?

Qua bài viết, hy vọng bạn đã có cách để tự kiểm tra thính lực tại nhà. Hãy thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh, tránh xa âm thanh lớn và sử dụng sản phẩm Kim Thính mỗi ngày để phòng ngừa điếc tai, suy giảm thính lực hiệu quả, bạn nhé!

Mọi thắc mắc liên quan tới cách kiểm tra thính lực cũng như sản phẩm Kim Thính, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!