Ù tai ảnh hưởng đến khoảng 207.000 người dân New Zealand, trong đó phần lớn là nam giới bởi họ thường phải làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học New Zealand.
Trên 65 tuổi, nam giới có nguy cơ ù tai cao gấp 3 lần
Nhóm các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Auckland đã tiến hành phỏng vấn gần 70.000 người từ 14 tuổi trở lên, trong khoảng thời gian từ tháng 8/2007 đến tháng 7/2013.
Tiến sĩ Grant Searchfield (Khoa Thính giác, Đại học Auckland) cho biết:“Cuộc nghiên cứu cho thấy, khoảng 207.000 người dân New Zealand đang bị ảnh hưởng bởi chứng tai bị ù, trong đó, phần lớn là nam giới bởi môi trường làm việc nhiều tiếng ồn”.
Ảnh minh họa
Tiến sĩ Grant Searchfield nhấn mạnh rằng, nghiên cứu này đã nêu bật tầm quan trọng của giới tính và tuổi tác trong việc xác định nguy cơ khiến tai bị ù ở người New Zealand. Đồng thời, cũng cho thấy một cái nhìn sâu sắc hơn vào những biến đổi chủng tộc trong tỷ lệ người gặp tình trạng tai bị ù ở quốc gia này.
Ông nói thêm: “Sự lão hóa của dân số New Zealand khiến tình trạng ù tai, mất thính lực tăng lên và vẫn sẽ tiếp tục tăng trong 50 năm tới”.
Billy Wu, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Phân chia theo nhóm tuổi, nam giới trên 65 tuổi có tỷ lệ tai bị ù cao nhất, chiếm 14,28% trong tổng số nam giới ở New Zealand. Họ cũng có nguy cơ bị ù cao gấp 3 lần so với những nam giới trẻ tuổi. Còn chia theo giới tính, so với phụ nữ, nam giới trong độ tuổi từ 14 đến 24 tuổi có tới 55% nguy cơ bị ù tai, độ tuổi từ 50 đến 64 có nguy cơ tai bị ù là 32%”. Billy Wu bổ sung thêm: “So với phụ nữ Châu Á, nam giới tại đây có 32% nguy cơ bị ù tai. Riêng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thì phụ nữ có nguy cơ tai bị ù cao hơn so với nam giới”.
Tai bị ù thường đi kèm với suy giảm thính lực, đó là kết quả của những thay đổi trong hệ thống thính giác do tiếp xúc tiếng ồn, chấn thương đầu, hay sử dụng một số loại thuốc. Tình trạng này ảnh hưởng đến người bệnh ở nhiều mức độ khác nhau gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Tiến sĩ Searchfield nói: “Nhiều người rất “nghèo” thông tin và tiếng ù trong tai khiến họ sợ hãi. Họ sợ mình sẽ bị mất thính lực hoặc nghĩ có khối u nào đó. Nhưng với hầu hết mọi người, tai bị ù không phải là một chứng bệnh nghiêm trọng”.
Để đối phó với chứng bệnh này, các chuyên gia thính học thường sử dụng liệu pháp âm thanh để huấn luyện hệ thống thính giác không “lắng nghe” những tiếng ồn gây ra do tai bị ù. Sự quan tâm, kỹ thuật thiền định và các liệu pháp nhận thức hành vi cũng hữu ích cho người có tiếng ù trong tai.
Người Việt Nam đối phó với ù tai ra sao?
Tình trạng tai bị ù và mất thính lực không chỉ là câu chuyện riêng của người dân New Zealand. Ở nước ta hiện nay, có khoảng 10% - 15% dân số bị ù tai. Để đối phó với chứng bệnh này, ngoài thực hiện các biện pháp châm cứu, liệu pháp âm thanh, thiền định... thì ngày càng có nhiều người lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên. Trong đó, tiêu biểu là thực phẩm chức năng Kim Thính, với thành phần chính từ cây cối xay và các dược liệu quý như bổ cốt toái, câu kỷ tử, vảy ốc, thục địa… sản phẩm này được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị, phòng ngừa chứng ù tai, tăng cường thính lực.
Sử dụng Kim Thính mỗi ngày để giúp bạn có đôi tai nghe rõ hơn. Đầu tháng 11/2015 vừa qua, sản phẩm đã nhận được giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng năm 2015” do Hội Khoa học Công nghệ và Lương thực – Thực phẩm Việt Nam trao tặng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính