Thính lực kém là tình trạng gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc. Nhận biết sớm các dấu hiệu của tình trạng suy giảm thính lực sẽ giúp bạn có hướng điều trị sớm và mang đến hiệu quả cao hơn. Vậy đâu là những dấu hiệu cảnh báo thính lực đang bị suy giảm? Mời bạn tìm hiểu những thông tin chi tiết trong bài viết sau.
Thính lực kém và thông tin bạn cần biết
Thính lực kém (nghe kém, suy giảm thính lực) là tình trạng bạn khó có thể nghe thấy âm thanh từ môi trường bên ngoài một cách rõ ràng, đặc biệt là trong môi trường có tiếng ồn lớn hoặc ở một cuộc trò chuyện nhóm.
Bettie Borton, AuD, Chủ tịch Viện Hàn lâm Thính học Hoa Kỳ và Giám đốc thực hành và nhà thính học lâm sàng tại Phòng khám Thính giác ở Montgomery, Ala nói:
“Khi bạn không thể nghe, trả lời những âm thanh xung quanh, không hiểu cuộc trò chuyện, không thể tham gia vào các hoạt động xã hội và tương tác, bạn có thể trở nên sống thu mình và ít có động lực để tham gia vào những cuộc trò chuyện. Điều này khiến bạn sẽ ngày càng sống khép kín và không giao lưu với thế giới xung quanh.
Thính lực kém khiến bạn gặp khó khăn trong giao tiếp
Nghe kém đang kéo dài qua các thế hệ. Đây là tình trạng phổ biến thứ ba nhưng có thể điều trị được ở người cao niên, sau viêm khớp và tăng huyết áp, nhưng mất thính lực ở người trẻ tuổi cũng là một mối quan tâm lớn.
"Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể những vấn đề về thính giác cho trẻ em và ngày nay, tiếp xúc với tiếng ồn đã thay thế lão hóa và trở thành nguyên nhân số một gây điếc tai, nghe kém", Tiến sĩ Borton nói.
Khoảng 36 triệu người Mỹ bị mất thính lực và mặc dù 95% trong số họ có thể được trợ giúp bằng máy trợ thính, nhưng chỉ 23% sử dụng chúng. Tại Việt Nam, số người bị điếc tai, nghe kém cũng không ngừng tăng lên.
Xem thêm: Những thông tin bạn cần biết về nghe kém, suy giảm thính lực
4 dấu hiệu thính lực bị suy giảm bạn không thể bỏ qua
Cũng như nhiều bệnh lý khác trong cơ thể, khi bị suy giảm thính lực, bạn cũng sẽ nhận thấy nhiều triệu chứng bất thường. Nếu đang có những dấu hiệu này thì đừng chủ quan bởi có thể thính lực của bạn đang ngày càng kém đi mà không hề hay biết.
1. Cảm thấy khó nghe ở môi trường ồn ào
Thính lực bị suy giảm có thể khiến bạn khó nghe ở những nơi nhiều tiếng ồn xung quanh, như ở máy bay hoặc ô tô, nhà hàng, trong một bữa tiệc, đặc biệt là khi có rất nhiều người nói chuyện.
2. Luôn phải tăng âm lượng tivi
Nếu bạn thường xuyên tăng âm lượng tivi đến mức người khác phàn nàn, thì vấn đề không nằm ở chiếc tivi mà nó đến từ thính lực của bạn. Đây là một dấu hiệu cảnh báo phổ biến về tình trạng suy giảm thính lực.
3. Bỏ lỡ âm thanh hàng ngày
Lần cuối bạn nghe thấy tiếng chim kêu bên ngoài cửa sổ là khi nào? Bạn không còn nghe thấy tiếng chuông báo thức và tiếng chuông của điện thoại di động? Nếu đang có những dấu hiệu này thì rất có thể thính lực của bạn đang ngày càng kém đi. Thính lực bị suy giảm khiến bạn bỏ lỡ nhiều âm thanh hàng ngày.
4. Nói chuyện điện thoại khó khăn
Mất thính giác cũng có thể khiến bạn khó nghe rõ khi nói chuyện điện thoại, đặc biệt là trên điện thoại di động hoặc ở khu vực ồn ào, nơi có nhiều tiếng ồn xung quanh.
Xem thêm: Suy giảm thính lực có chữa được không?
Nên làm gì khi phát hiện bị suy giảm thính lực?
Khi phát hiện các dấu hiệu bị nghe kém như trên, bạn cũng không cần quá lo lắng bởi nếu có phương pháp đúng thì việc lấy lại thính lực và nghe rõ hơn là điều hoàn toàn khả thi. Trước tiên, bạn cần có một lối sống sinh hoạt điều độ, ăn uống hợp lý như:
- Tránh tiếng ồn lớn: Cách tốt nhất để bảo vệ thính lực, cải thiện tình trạng nghe kém là bạn cần hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn, bởi chúng có thể làm hỏng thính lực của bạn. Mức độ tiếng ồn được đo bằng decibel (dB) - số càng cao, tiếng ồn càng lớn. Bất kỳ âm thanh nào trên 85dB đều có thể gây hại cho thính lực, đặc biệt nếu bạn tiếp xúc với nó trong một thời gian dài.
- Cẩn thận khi nghe nhạc: Nghe nhạc lớn qua tai nghe là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất đối với thính giác của bạn và khiến tình trạng nghe kém ngày càng tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn không nên nghe nhạc với hơn 60% âm lượng tối đa và không sử dụng tai nghe trong hơn 1 giờ tại một thời điểm
- Bổ sung thực phẩm tốt cho thính lực: Có rất nhiều thực phẩm đã được chứng minh giúp cải thiện nghe kém và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn như: Cá, rau bina, măng tây, đậu, bông cải xanh, socola đen, hàu, hạt điều,…
- Bảo vệ thính giác trong các sự kiện ồn ào: Người bị nghe kém nên hạn chế tiếp xúc với âm thanh lớn. Trong một số trường hợp “bất khả kháng”, bạn cần bảo vệ đôi tai bằng cách dùng bông bịt tai hoặc các thiết bị bảo vệ chuyên nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý: Không ngồi gần nơi phát ra tiếng ồn lớn chẳng hạn như loa; cố gắng nghỉ ngơi sau mỗi 15 phút,…
Sử dụng Kim Thính giúp tăng cường thính lực, cải thiện sức nghe
Khi phát hiện tai có khả năng bị nghe kém, bạn cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để ngăn ngừa nguy cơ tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng thêm các sản phẩm chứa thảo dược thiên nhiên có tác dụng tăng cường thính lực, cải thiện sức nghe.
Hiện nay, một trong những sản phẩm tiêu biểu, được chuyên gia y tế đánh giá cao và nhiều bệnh nhân tin tưởng áp dụng đã cho thấy hiệu quả tích cực là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.
Kim Thính giúp tăng cường thính lực
Kim Thính có thành phần chính từ cây cối xay, kết hợp cùng vảy ốc, bổ cốt toái, câu kỷ tử, thục địa, đan sâm,… giúp tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu đến tai, tăng cường thính lực, phòng ngừa suy giảm thính lực, cải thiện nghe kém ở các đối tượng gồm: Người cao tuổi, người phải làm việc trong môi trường có âm thanh lớn, người thường xuyên sử dụng tai nghe, dùng điện thoại,… Ngoài ra, Kim Thính còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về tai như: Ù tai, điếc tai, nhức tai, đau tai, nghe kém, viêm tai giữa,… một cách an toàn, hiệu quả.
Kinh nghiệm cải thiện điếc tai thành công
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, không ít người bị điếc tai đã cải thiện tình trạng bệnh sau khi sử dụng Kim Thính.
>>> Bà Phan Thị Tuyết (sinh năm 1958, ở xóm 5, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Nghệ An)
Bị nghe kém từ năm lên 7 tuổi nhưng vì không có điều kiện chạy chữa nên bà phải sống chung với bệnh suốt 53 năm trời. Càng có tuổi, tai bà càng điếc nặng, khó giao tiếp với người khác. Vậy mà, nhờ sử dụng sản phẩm Kim Thính, bà đã nghe được bình thường, hết ù tai và trở lại cuộc sống vui vẻ giao tiếp với mọi người. Cùng nghe chia sẻ của bà Tuyết trong video sau:
>>> Bà Phạm Thị Liên (ở xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa)
Bà Phạm Thị Liên, 58 tuổi bị ù tai phải, luôn nghe thấy tiếng vo ve trong tai, còn tai trái thì đã điếc đặc từ hồi học lớp 3, lớp 4. Sau hơn 50 năm điều trị đủ mọi cách mà không ăn thua, bà Liên đã tìm ra phương pháp cải thiện tình trạng ù tai, điếc tai, nghe tiếng ve kêu trong tai hiệu quả chỉ sau 3 tháng. Cùng xem chia sẻ kinh nghiệm cải thiện ù tai, điếc tai thành công của bà Liên trong video sau:
Xem thêm: Cách cải thiện điếc tai của ông Tô Viết Oanh (SĐT: 0917110195)
Đánh giá của chuyên gia
Cây cối xay được sử dụng từ xa xưa với công dụng cải thiện các bệnh về tai hiệu quả. Ngày nay, cây cối xay kết hợp cùng thảo dược như đan sâm, thục địa, vảy ốc,… giúp mang đến hiệu quả cải thiện điếc tai, nghe kém ở người cao tuổi. Cùng theo dõi video dưới đây để nghe PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn kỹ hơn về vấn đề này:
Xem thêm: Chuyên gia tư vấn: Cải thiện điếc tai bằng cách nào?
Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết tới các dấu hiệu thính lực bị suy giảm. Đừng coi thường những dấu hiệu này để có biện pháp cải thiện bệnh sớm. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên sử dụng sản phẩm Kim Thính mỗi ngày, bạn nhé!
Mọi thắc mắc liên quan tới tình trạng điếc tai, suy giảm thính lực như sản phẩm Kim Thính, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!
*Thực phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!