Cùng với sự phát triển của xã hội, điện thoại thông minh đang được xem là “vật bất ly thân” của nhiều người. Tuy nhiên, chắc hẳn nhiều người không biết rằng, thiết bị này lại là nguyên nhân khiến tình trạng điếc tai, nghe kém, suy giảm thính lực ngày càng phổ biến. Cụ thể vấn đề này như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu thông tin chi tiết ở trong bài viết sau.
Lạm dụng điện thoại thông minh có thể gây điếc tai?
Việc lạm dụng quá mức các thiết bị điện thoại thông minh có thể gây nguy hiểm cho người dùng. Ngoài việc làm gián đoạn thần kinh - nội tiết, mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, thì một hậu quả nghiêm trọng hơn đó chính là gây nguy cơ điếc tai vĩnh viễn.
Điện thoại là một phát minh có tính ứng dụng lớn, góp phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhưng nó lại có thể gây tổn hại đến thính giác một cách trầm trọng. Rất nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh mức độ ảnh hưởng của thiết bị này tới sức khỏe con người, đặc biệt là khả năng nghe.
Lạm dụng điện thoại thông minh là nguyên nhân gây điếc tai
Một cuộc thăm dò ý kiến của Trung tâm nghiên cứu Pew Internet Research (Mỹ) gần đây cho thấy, 65% người trưởng thành ở Mỹ và gần 40% dân số thế giới sở hữu một chiếc điện thoại thông minh. Con số này đang gia tăng mỗi ngày theo cấp số nhân. Hiện nay, số người lớn ở Mỹ sở hữu một chiếc điện thoại thông minh đã vượt quá 90%.
Tại Việt Nam, có thể dễ dàng nhận thấy số người sử dụng điện thoại thông minh cũng không ngừng tăng lên. Theo các chuyên gia, sở dĩ điện thoại có thể gây điếc tai là do thói quen của người dùng không được lành mạnh. Việc thường xuyên nghe nhạc quá lớn, sử dụng tai nghe, thường xuyên nói chuyện điện thoại trong thời gian dài chính là nguyên nhân gây điếc tai.
Xem thêm: Những thông tin bạn cần biết về điếc tai, suy giảm thính lực
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa điện thoại thông minh và điếc tai
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Khoa Tai – Mũi - Họng tại Viện Giáo dục Y khoa và Nghiên cứu ở Chandigarh, Ấn Độ, các nhà nghiên cứu đã đánh giá và so sánh những thay đổi đối với con đường trung tâm thính giác và tai trong do tiếp xúc với sóng điện từ, từ những chiếc điện thoại thông minh. Sử dụng máy kiểm tra chức năng nghe cho 125 người trong ít nhất một năm, so sánh với chức năng nghe của 58 người chưa bao giờ sử dụng điện thoại. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, những người dùng điện thoại thông minh lâu dài sẽ bị điếc tai suy giảm thính lực đáng kể so với người không sử dụng điện thoại di động.
Một đánh giá khác của tiến sĩ Divya Prabhat, bác sĩ phẫu thuật tai – mũi – họng ở Bệnh viện Bhatia và Wadia cho biết, ông đã nhận được nhiều phàn nàn của bệnh nhân về tình trạng đau ở tai, thậm chí điếc tai sau khi nghe, gọi điện thoại: "Khiếu nại phổ biến nhất là sau khi họ gác máy, tai bị nóng, xuất hiện dấu hiệu bị ù tai, nghe kém đi, gây ra cảm giác khó chịu và thiếu tập trung", Divya Prabhat nói.
Những vấn đề nghiêm trọng nhất sau khi sử dụng điện thoại thông minh trong một thời gian dài đó là tình trạng điếc tai: "Gần đây, tôi có một bệnh nhân 45 tuổi bị mất thính giác 30% ở tai phải, vì cô ấy luôn luôn gọi điện thoại sử dụng bên tai này. Khi tôi nói cô ấy hãy tạo thói quen nghe bên trái, 3 tháng sau, cô ấy đến với một tình trạng tai trái suy giảm thính lực ở mức 50%", Tiến sĩ Prabhat cho biết thêm.
Một báo cáo khác gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, có hơn một tỷ người trẻ tuổi tiềm ẩn nguy cơ bị điếc vĩnh viễn, đơn giản là từ việc nghe nhạc quá lớn, đeo tai nghe trong nhiều giờ hoặc thường xuyên nói chuyện, trao đổi công việc qua điện thoại.
"Bất cứ loại hình âm thanh nào được đổ dồn vào màng nhĩ cũng có thể tác động nhất định tới khả năng nghe của con người. Sử dụng điện thoại nhiều giờ để nghe, gọi hoặc giải trí đều gây ảnh hưởng tới sức nghe và có thể dẫn đến điếc tai. Vì vậy, hãy điều tiết, cân nhắc kỹ việc sử dụng điện thoại sao cho hợp lý” - Rex Banks, nhà thính lực học, Hội trưởng Hội thính lực học tại Canada cho biết.
Làm sao để phòng ngừa nghe kém khi sử dụng điện thoại thông minh
Có thể thấy, bản thân điện thoại không thể khiến thính lực của bạn kém đi nhưng cách mà bạn dùng chúng có thể làm tổn hại tới khả năng nghe. Vậy cần sử dụng điện thoại sao cho đúng và không làm ảnh hưởng tới thính lực? Dưới đây là một số cách đơn giản bạn có thể áp dụng để tự bảo vệ đôi tai của mình.
- Không nghe nhạc bằng điện thoại qua tai nghe trong thời gian quá dài. Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên nghe nhạc bằng tai nghe trong thời gian 60 phút/ ngày với âm lượng không quá 60%. Hiện nay một số điện thoại chạy hệ điều hành Android sẽ đưa ra cảnh báo nếu bạn thử nghe nhạc ở mức âm lượng không an toàn. Hãy để ý hơn tới những cảnh báo của điện thoại.
- Hãy sử dụng loại tai nghe có thể loại bỏ hoàn toàn tạp âm và đem lại sự thoải mái thực sự cho đôi tai của bạn.
- Không nói chuyện điện thoại trong thời gian quá dài. Nếu buộc phải nghe điện thoại trong thời gian dài, bạn nên bật loa ngoài thay vì áp máy vào tai để không ảnh hưởng tới thính lực.
- Hãy để cho đôi tai được nghỉ ngơi sau mỗi lần phải nghe điện thoại hoặc đeo tai nghe.
- Bên cạnh đó, việc thực hiện lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục và có chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng giúp tăng cường thính lực và cải thiện tình trạng điếc tai, nghe kém một cách hiệu quả.
Làm thế nào để phòng ngừa nghe kém? Mời bạn cùng nghe tư vấn của chuyên gia Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video sau:
Xem thêm: Tai nghe kém vì mắc bệnh thủy đậu
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nghe kém nhờ thảo dược
Trước những nguy cơ, tác hại tiềm ẩn đến thính giác khi mọi người thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh, để phòng bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh lý trong tai, hiện nay, nhiều bác sĩ đã định hướng cho người bệnh sử dụng sản phẩm nguồn gốc thảo dược thiên nhiên. Đáp ứng thị hiếu của đông đảo người dùng, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế ra sản phẩm với nguyên liệu được lấy hoàn toàn từ những cây thuốc quý và tổng hợp chúng tạo nên viên uống tiện lợi mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.
Kim Thính giúp phòng ngừa điếc tai, nghe kém
Sản phẩm là sự chắt lọc từ tinh hoa của y học cổ truyền, bằng cách sử dụng những vị thuốc quý từ lâu trong dân gian có tác dụng bổ thận, lưu thông máu, chuyên dùng cho người bị ù tai, điếc tai, suy giảm thính lực như: Cây cối xay, cẩu tích, đan sâm, thục địa,…
Kim Thính giúp tăng tuần hoàn và cung cấp oxy cho các tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, chống viêm nhiễm, tăng cường thính lực cho đôi tai. Từ đó giúp cải thiện các biểu hiện của thính lực như điếc tai, suy giảm thính lực, ù tai,… hiệu quả.
Ngoài ra, Kim Thính còn giúp cải thiện các tình trạng chóng mặt, đau tai; giúp giảm các triệu chứng của viêm nhiễm ở tai; giúp tăng cường thính lực, phòng ngừa suy giảm thính lực cho những người sử dụng điện thoại, người phải làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn, người cao tuổi,... một cách an toàn, hiệu quả.
Nhiều người đã nghe rõ hơn nhờ dùng Kim Thính
Từ khi có mặt trên thị trường, Kim Thính đã được nhiều người tin tưởng lựa chọn vì tính an toàn và không gây tác dụng phụ. Đã có rất nhiều người sử dụng Kim Thính cho hiệu quả tích cực.
>>> Ông Nguyễn Văn Tấn - trú tại 174 Lý Thường Kiệt, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Ông Tấn bị ù một bên tai, sau đó thính lực giảm hẳn. Ông đi nhiều bệnh viện ở Hội An rồi lên Đà Nẵng chữa trị mà không khỏi, uống thuốc Bắc không ăn thua. Cực chẳng đã, ông lên mạng tìm hiểu và biết tới sản phẩm Kim Thính. Sau 3 tháng sử dụng sản phẩm này, tình trạng ù tai, nghe kém của ông đã cải thiện rõ rệt. Cùng nghe thêm chia sẻ của ông Nguyễn Văn Tấn trong video sau:
>>> Bà Phan Thị Tuyết (sinh năm 1958, ở xóm 5, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Nghệ An )
Bị ù tai, nghe kém từ năm lên 7 tuổi. Nhưng vì không có điều kiện chạy chữa nên bà phải sống chung với bệnh suốt 53 năm trời. Càng có tuổi, thính lực của bà càng kém. Nhưng thật vui, nhờ may mắn tìm ra sản phẩm Kim Thính, bà đã nghe được bình thường, hết ù tai và trở lại cuộc sống vui vẻ giao tiếp với mọi người. Cùng nghe chia sẻ của bà Tuyết trong video sau:
Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện ù tai thành công của chị Trịnh Thị Thúy An (Kiên Giang)
Đánh giá của chuyên gia
Sản phẩm Kim Thính đã được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao. Bạn có thể nghe phân tích từ chuyên gia Nguyễn Thị Ngọc Dinh về tác dụng của Kim Thính với người bị ù tai, điếc tai trong video sau:
Xem thêm: Người bị điếc tai, nghe kém cần được điều trị như thế nào?
Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã biết tới những ảnh hưởng của điện thoại thông minh tới sức khỏe thính giác như thế nào. Hãy biết tiết chế thói quen, sở thích của mình để không làm ảnh hưởng tới sức nghe cũng như sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó, mọi người đừng quên sử dụng sản phẩm thảo dược Kim Thính đều đặn mỗi ngày để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị điếc tai, suy giảm thính lực an toàn, hiệu quả nhé!
Mọi thắc mắc liên quan tới tình trạng điếc tai, suy giảm thính lực, mời bạn vui lòng liên hệ hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất.