Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, các phương pháp điều trị hiệu quả luôn được quan tâm. Trong đó, sử dụng kháng sinh viêm tai giữa là biện pháp nội khoa được dùng phổ biến nhất. Nắm vững các kiến thức về kháng sinh trị viêm tai giữa sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp điều trị mà mình đang sử dụng.

Các kháng sinh viêm tai giữa đường uống

Các kháng sinh đường uống được sử dụng để điều trị nhiễm trùng nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó có viêm tai giữa. Các kháng sinh viêm tai giữa đường uống thường được dùng là amoxicillin, azithromycin, erythromycin, hay các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin.

  • Amoxicillin: Là một loại kháng sinh rất phổ biến có khả năng điều trị viêm tai giữa. Hiện nay có nhiều thuốc kết hợp amoxicillin và acid clavulanic được dùng trong viêm tai giữa nặng. Tuy nhiên, amoxicillin có thể gây phát ban, dị ứng. Do đó, nếu bạn từng có tiền sử dị ứng với kháng sinh viêm tai giữa này thì cần khai báo với bác sĩ để lựa chọn một kháng sinh khác phù hợp hơn.
  • Azithromycin: Là một loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid được dùng điều trị viêm tai giữa. Cũng như các kháng sinh khác, việc sử dụng azithromycin cần có sự kê đơn của bác sĩ. Bạn cần trình bày rõ với bác sĩ nếu bạn từng bị dị ứng hoặc có triệu chứng vàng da khi dùng azithromycin.
  • Erythromycin: Đây là kháng sinh viêm tai giữa cùng nhóm với azithromycin. Do đó, nếu bạn có tiền sử dị ứng với azithromycin thì cũng không thể dùng erythromycin trong điều trị viêm tai giữa.
  • Nhóm cephalosporin: Là nhóm kháng sinh phổ rộng chứa nhiều kháng sinh điều trị viêm tai giữa do vi khuẩn. Việc lựa chọn kháng sinh nào phụ thuộc vào độ tuổi, thể trạng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, bạn cần thăm khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Sử dụng thuốc kháng sinh giúp điều trị viêm tai giữa

Sử dụng thuốc kháng sinh giúp điều trị viêm tai giữa

Kháng sinh nhỏ tai điều trị viêm tai giữa

Kháng sinh nhỏ tai được dùng trong hầu hết các trường hợp viêm tai giữa. Đây là các kháng sinh điều trị viêm tai giữa tại chỗ rất hiệu quả. Neomycin, ofloxacin hay ciprofloxacin là những kháng sinh nhỏ tai thường được lựa chọn.

  • Thuốc nhỏ tai Ofloxacin: Là thuốc nhóm kháng sinh Quinolon có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc thường có tác dụng ngay lập tức lên vết viêm nhiễm. Thuốc nhỏ tai Ofloxacin được chỉ định dùng cho viêm tai giữa ở trẻ trên 1 tuổi với liệu trình là 10 ngày. Tùy theo độ tuổi mà có thể nhỏ 5 đến 10 giọt thuốc Ofloxacin trong 1 lần. Về liều lượng sử dụng này, bạn phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc kháng sinh nhỏ tai Ciprofloxacin: Là thuốc kháng sinh cùng nhóm với Ofloxacin và cũng có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc nhỏ tai chứa ciprofloxacin thường được kết hợp thêm kháng viêm dexamethasone để tăng tác dụng làm giảm viêm nhiễm ở tai. 
  • Neomycin: Là kháng sinh điều trị viêm tai giữa tại chỗ rất hiệu quả. Tuy nhiên cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ như phát ban, dị ứng. Do đó, bạn nên tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Ofloxacin là kháng sinh viêm tai giữa được dùng phổ biến

Ofloxacin là kháng sinh viêm tai giữa được dùng phổ biến

Lưu ý khi dùng kháng sinh trị viêm tai giữa

Kháng sinh điều trị viêm tai giữa là những thuốc cần sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng. Vì vậy, khi sử dụng các thuốc này cần nắm vững các lưu ý để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

  • Uống thuốc đúng theo toa: Việc tuân thủ đúng theo toa là yêu cầu tất yếu khi sử dụng thuốc. Bạn cần uống đủ liều và đúng thời gian bác sĩ yêu cầu. Việc duy trì việc uống vào các thời điểm nhất định trong ngày sẽ giúp thuốc phát huy tác dụng tốt, giảm tác dụng phụ.
  • Xử lý khi quên uống thuốc: Bạn cần uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu lúc nhớ ra đã gần đến thời gian sử dụng liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều bạn đã quên. Trong trường hợp bạn quên nhiều liều liên tục, thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị của mình để có phương án xử lý đúng.

Xem thêm: Bệnh viêm tai giữa cấp là gì? Điều trị ra sao?

Kim Thính - sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm tai giữa

Song song với việc sử dụng thuốc kháng sinh viêm tai giữa nội khoa, các kháng sinh tự nhiên cũng được rất nhiều người quan tâm. Theo các nghiên cứu, nhiều loại thảo dược có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Do đó, các sản phẩm chiết xuất từ dược liệu cũng cho hiệu quả điều trị viêm tai hữu hiệu. Điển hình nhất trên thị trường hiện nay là Kim Thính - sản phẩm có thành phần thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện viêm tai giữa hiệu quả.

Kim Thính là sản phẩm điều trị viêm tai giữa hiệu quả

Kim Thính là sản phẩm điều trị viêm tai giữa hiệu quả

Sản phẩm Kim Thính với thành phần chính là cây cối xay. Đây là thảo dược được dân gian sử dụng từ xa xưa với công dụng cải thiện ù tai, điếc tai, nghe khó. Công dụng của thảo dược này còn được các nhà khoa học Ấn Độ nghiên cứu vào năm 2009.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt chất trong cây cối xay có tác dụng chống viêm, giảm đau tương đương thuốc diclofenac tiêu chuẩn. Nhờ đó, Kim Thính mang đến tác dụng cải thiện ù tai, nghe kém cho hiệu quả tích cực.

Viêm tai giữa kéo dài có thể gây biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới thính lực. Do đó, các nhà khoa học đã thêm vào Kim Thính các thảo dược có tác dụng bổ thận như: cốt toái bổ, câu kỷ tử, thục địa, cẩu tích…; Tăng cường tuần hoàn máu như: Đan sâm, thục địa, L-carnitine… Nhờ các thành phần này, Kim Thính giúp tăng cường thính lực, phòng ngừa ù tai, nghe kém, điếc tai gây ra bởi viêm tai giữa một cách an toàn, hiệu quả.

Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Kim Thính nhận được đánh giá cao của chuyên gia và người dùng. Khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho thấy, có tới 95% người dùng đánh giá rất hài lòng và hài lòng sau khi sử dụng Kim Thính.

Một trong số rất nhiều người dùng đó là ông Kiểm - người bị viêm tai giữa chảy mủ thường xuyên đã cải thiện nhờ dùng Kim Thính. Dưới đây là video ông chia sẻ về quá trình điều trị của mình:

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các kháng sinh điều trị viêm tai thường được dùng. Nếu bạn còn thắc mắc về các loại kháng sinh hay muốn tìm hiểu thêm về Kim Thính, hãy bình luận bên dưới hoặc liên hệ đến hotline (ZALO/VIBER): 0916.751.651 - 0916.767.653 để được chúng tôi tư vấn chi tiết hơn. 

Xem thêm: Nguyên nhân gây viêm tai giữa và cách điều trị tại nhà

Nguồn tham khảo: 

https://www.emedicinehealth.com/what_is_the_best_antibiotic_for_ear_infections/article_em.htm

https://www.medindia.net/drugs/medical-condition/otitismedia.htm

https://www.choosingwisely.org/patient-resources/oral-antibiotics-for-ear-infections/