Viêm tai giữa là bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em. Theo thống kê, cứ 4 trẻ sẽ có khoảng 3 trẻ bị viêm tai giữa ít nhất một lần trước 3 tuổi. Một con số báo động mà bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng cần quan tâm. Vậy viêm tai giữa là gì, nguyên nhân và dấu hiệu của viêm tai giữa hay cách điều trị như thế nào?
Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa hay còn gọi nhiễm trùng tai giữa là tình trạng viêm ở tai giữa. Bệnh do các loại vi khuẩn hoặc virus sinh sôi và phát triển ở trong tai giữa gây ra. Bệnh cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng từ các yếu tố từ bên ngoài môi trường.
Viêm tai giữa là bệnh lý rất phổ biến, ảnh hưởng đến 11% dân số mỗi năm và một nửa trong số này là trẻ em dưới 5 tuổi. Bởi vì trong giai đoạn này, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Đồng thời, vòi nhĩ của trẻ có đặc điểm ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang nên vi khuẩn trong dịch mũi họng dễ xâm nhập và gây viêm tai.
Viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến mất thính lực. Trong khi đó, viêm tai giữa ở trẻ sẽ gây ra các vấn đề về phát triển ngôn ngữ.
Viêm tai giữa là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng ở tai giữa
Viêm tai giữa gồm những loại nào?
Viêm tai giữa được phân thành 3 loại, gồm:
- Viêm tai giữa cấp tính: Là tình trạng nhiễm trùng tai khởi phát đột ngột gây sưng tấy và đau tai. Bệnh còn xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau đầu, suy nhược cơ thể, có dịch mủ chảy từ tai, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
- Viêm tai giữa có tràn dịch: Là tình trạng dịch nhầy còn tích tụ trong tai giữa sau khi viêm tai giữa cấp tính thuyên giảm. Dịch lỏng tồn tại trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng và gây cảm giác đầy nặng ở tai, ù tai, nghe kém.
- Viêm tai giữa mạn tính: Là tình trạng chảy mủ tai dai dẳng trên 6 tuần, gây thủng màng nhĩ. Viêm tai giữa mạn tính có thể là biến chứng của những đợt viêm tai giữa cấp tái phát nhiều lần. Bệnh thường xuất hiện triệu chứng chảy mủ tai kéo dài, đau tai dữ dội, ù tai, nghe kém, chóng mặt… Viêm tai giữa mạn tính là bệnh rất khó điều trị và có thể gây những biến chứng ảnh hưởng lớn tới thính lực.
Nguyên nhân gây viêm tai giữa
Rối loạn chức năng ống Eustachian là nguyên nhân chính dẫn đến viêm tai giữa. Ống Eustachian (vòi nhĩ) là ống nối tai giữa với vòm mũi họng. Vòi nhĩ giúp cân bằng áp suất không khí giữa tai ngoài và tai giữa. Nó cũng giúp dẫn lưu chất tiết từ tai giữa ra bên ngoài, bảo vệ tai giữa khỏi các tác nhân gây bệnh từ mũi họng.
Khi ống Eustachian hoạt động không bình thường sẽ ngăn chặn sự thoát dịch của tai giữa, gây tích tụ chất lỏng phía sau màng nhĩ. Chất lỏng tích tụ quá nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoặc virus sinh sôi và phát triển, từ đó dẫn đến viêm tai giữa cấp tính.
Một số lý do khiến ống Eustachian hoạt động không bình thường bao gồm:
- Cảm lạnh, viêm họng, viêm xoang, viêm mũi… làm niêm mạc mũi họng bị phù nề, kéo theo phù nề niêm mạc gần cửa vòi nhĩ. Nếu bệnh nặng sẽ khiến cả vòi nhĩ bị sưng viêm và gây tắc nghẽn, ngăn chặn sự thoát dịch của tai giữa.
- Ống Eustachian chưa phát triển toàn diện (thường xuất hiện ở trẻ nhỏ).
- Sự thay đổi áp suất không khí đột ngột cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của vòi nhĩ. Sự thay đổi này thường xảy ra khi đi máy bay hoặc lặn biển.
- Viêm VA là tình trạng mô lympho ở vòm mũi họng bị viêm. Do VA nằm gần chỗ mở của vòi nhĩ nên khi VA sưng to có thể làm tắc nghẽn vòi nhĩ, gây viêm tai giữa.
Nguyên nhân viêm tai giữa là do rối loạn chức năng ống Eustachian
Dấu hiệu viêm tai giữa
Theo các chuyên gia y tế, biểu hiện viêm tai giữa thường diễn ra nhanh chóng và có sự khác nhau giữa người lớn và trẻ em.
Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ gồm:
- Trẻ sốt cao trên 39 độ C.
- Thường hay quấy khóc, khó ngủ, dùng tay kéo vành tai.
- Bỏ bú, kém ăn.
- Nôn mửa hoặc tiêu chảy.
- Chảy dịch mủ từ ống tai.
- Kém hoặc không có phản ứng với âm thanh.
- Nếu là trẻ lớn sẽ kêu đau tai, đau đầu.
Những triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn là:
- Sốt, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
- Thường xuyên cảm thấy đau đầu, đau tai giữa, gây mất tập trung trong công việc.
- Dịch mủ chảy ra ngoài tai.
- Người bệnh còn có các triệu chứng ù tai, nghe kém.
Biến chứng của bệnh viêm tai giữa
Theo các bác sĩ, viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể để lại những biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh. Thống kê ước tính mỗi năm có khoảng 21.000 trường hợp tử vong do biến chứng của viêm tai giữa. Một số biến chứng thường gặp gồm:
- Thủng màng nhĩ: Dịch mủ tích tụ trong tai giữa quá nhiều sẽ làm căng phồng màng nhĩ và gây thủng màng nhĩ. Lỗ thủng màng nhĩ có thể tự lành sau một thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật để vá màng nhĩ bị thủng.
- Viêm tai giữa mạn tính: Viêm tai giữa cấp không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể tái phát nhiều lần, dẫn đến viêm tai giữa mạn tính. Viêm tai giữa mạn tính rất khó điều trị, bệnh có thể gây viêm xương chũm, viêm màng não, áp xe não…
- Mất thính lực vĩnh viễn: Viêm tai giữa tái phát nhiều lần có thể gây tổn thương màng nhĩ, xương tai hoặc các dây thần kinh thính giác, dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn.
Viêm tai giữa có thể gây thủng màng nhĩ
Cách điều trị viêm tai giữa hiệu quả
Điều trị viêm tai giữa kịp thời, đúng cách sẽ giúp ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm. Tùy theo mức độ nhiễm trùng của tai giữa, bệnh nhân sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau như sử dụng thuốc, phẫu thuật hoặc dùng sản phẩm thảo dược.
Điều trị nội khoa
Với phương pháp điều trị nội khoa, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh như: Kháng sinh augmentin, azithromycin, amoxicillin, cephalosporin thế hệ I, II, III... Ngoài ra, bác sĩ còn kê đơn thêm một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng histamin, thuốc giảm phù nề, thuốc nhỏ tai…
Phẫu thuật
Trong một số trường hợp nặng, không thể điều trị bằng phương pháp nội khoa, người bệnh cần được phẫu thuật. Việc phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ nguyên nhân gây bệnh cũng như biến chứng do viêm tai giữa gây ra. Một số phẫu thuật giúp điều trị viêm tai giữa phổ biến như nạo VA, cắt amidan, phẫu thuật đặt ống thông khí, vá màng nhĩ…
Song song với những phương pháp điều trị y khoa kể trên, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện viêm tai giữa. Một trong những sản phẩm nổi bật trên thị trường hiện nay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.
Kim Thính chứa thành phần chính từ cây cối xay, một thảo dược có tác dụng chống viêm mạnh, từ đó giúp hỗ trợ điều trị viêm tai giữa. Theo một nghiên cứu từ Ấn Độ, hoạt chất từ cây cối xay có tác dụng tương đương diclofenac, một loại thuốc chống viêm, giảm đau mạnh.
Bên cạnh đó, sản phẩm Kim Thính còn chứa các thành phần như đan sâm, thục địa, L-carnitine có tác dụng bổ huyết, tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe đôi tai. Hay các thành phần thảo dược như vảy ốc, cẩu tích có tác dụng chống viêm, giảm đau ở bệnh nhân bị viêm tai giữa.
Sản phẩm Kim Thính chứa thành phần chính từ cây cối xay có tác dụng cải thiện viêm tai giữa hiệu quả
Sau hơn 10 có mặt trên thị trường, sản phẩm Kim Thính đã trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng trong hỗ trợ điều trị viêm tai và các bệnh lý về tai. Gần đây, một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho thấy, có tới 95% người tiêu dùng cảm thấy rất hài lòng và hài lòng khi sử dụng sản phẩm Kim Thính. Nhiều người bị viêm tai giữa khi sử dụng sản phẩm Kim Thính đã thấy tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt.
Ông Nguyễn Văn Kiểm ở Hải Dương là một trong những ví dụ điển hình. Ông Kiểm bị viêm tai giữa mạn tính gần 30 năm nay. Khi có tuổi, bệnh ngày càng nặng gây ảnh hưởng lớn tới thính lực, khiến ông thường xuyên có triệu chứng ù tai, nghe kém. May mắn biết tới Kim Thính, ông Kiểm đã cải thiện ù tai, viêm tai, nghe kém chỉ sau thời gian ngắn. Bạn có thể nghe chia sẻ của ông Kiểm trong video sau:
Viêm tai giữa là bệnh khá phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Viêm tai giữa cần được điều trị kịp thời và đúng cách để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.
Nếu những thông tin trên vẫn chưa thể giúp bạn giải đáp toàn bộ câu hỏi về viêm tai giữa, bạn có thể để lại bình luận hoặc liên hệ hotline 0916751651 - 0916767653 để được chuyên gia hỗ trợ kịp thời và chính xác.
Link tham khảo:
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/otitis-media