Viêm tai trong (nhiễm trùng tai trong) ít phổ biến hơn bệnh viêm tai giữa nhưng cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều người luôn thắc mắc, liệu bệnh viêm tai trong có thể gây điếc hay không. Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc này hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết ở trong bài viết sau.
Viêm tai trong là bệnh gì?
Tai của chúng ta được chia ra thành 3 bộ phận chính là tai ngoài, tai giữa và tai trong.
- Tai ngoài bao gồm các phần bạn có thể nhìn thấy từ bên ngoài hay còn gọi là loa tai, dái tai và ống tai đến màng nhĩ.
- Tai giữa là một khoang chứa đầy không khí ngăn cách với tai ngoài bởi màng nhĩ. Tai giữa gồm 1 chuỗi xương con là: Xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Chúng tạo thành cầu nối từ màng nhĩ đến tai trong.
- Tai trong bao gồm các kênh bán nguyệt chứa đầy chất lỏng, ốc tai hình ốc sên, dây thần kinh tiền đình và dây thần kinh thính giác.
Viêm tai trong là tình trạng nhiễm trùng các bộ phận ở tai trong
Xét về cấu tạo thì viêm tai trong là tình trạng nhiễm trùng ở các bộ phận bên trong của tai. Triệu chứng chính của viêm tai trong là chóng mặt nghiêm trọng. Chuyển động mắt nhanh và không mong muốn (chứng giật nhãn cầu). Buồn nôn, lo lắng, cảm giác mệt mỏi,...
Nguyên nhân viêm tai trong
Nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm tai trong. Các virus liên quan đến nhiễm trùng tai trong bao gồm: Cúm, virus herpes, virus Epstein-Barr và bệnh bại liệt. Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây viêm tai trong nhưng thường ít gặp hơn.
Ngoài ra, viêm tai trong có thể được gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể. Các bệnh lý này gồm có: Bệnh não hoặc bệnh tim, chấn thương đầu, chịu một lực tác động hoặc cú đánh mạnh vào mặt. Sử dụng thuốc không theo chỉ định, uống rượu, sử dụng thuốc lá hoặc caffeine cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm tai trong.
Viêm tai trong có gây điếc không?
Tai trong bao gồm nhiều bộ phận quan trọng đảm nhiệm chức năng nghe như tế bào lông, dây thần kinh thính giác,… Khi tai trong bị viêm nhiễm, các cơ quan này sẽ bị tổn thương, khiến quá trình tiếp nhận âm thanh bị ảnh hưởng và gây tình trạng điếc tai.
Điếc do nhiễm trùng tai trong thường là tạm thời và giảm dần sau khi tình trạng viêm được khắc phục. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm và đúng cách, viêm có thể làm hỏng dây thần kinh thính giác cũng như tế bào lông nhỏ trong tai và gây điếc vĩnh viễn.
Ngoài ra, viêm tai trong còn gây hại đến hệ thống tiền đình, chịu trách nhiệm về sự cân bằng, khiến người bệnh có cảm giác chóng mặt, mệt mỏi. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Các chuyên gia khuyến cáo, ngay khi thấy những dấu hiệu của viêm tai trong, bạn cần áp dụng biện pháp điều trị càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Xem thêm: Tại sao viêm tai giữa gây ù tai
Điều trị viêm tai trong bằng cách nào?
Khi phát hiện bị viêm tai giữa, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc điều trị nhiễm trùng tai trong. Các thuốc thường được dùng bao gồm:
Thuốc không kê đơn
Các loại thuốc không kê đơn phổ biến điều trị viêm tai trong phổ biến bao gồm:
- Diphenhydramine (Benadryl) phổ biến cho các triệu chứng nôn, buồn nôn và chóng mặt.
- Acetaminophen (Tylenol) hoặc Ibuprofen (Advil, Motrin) có tác dụng giảm đau. Tuy nhiên, thuốc này cần được sử dụng cẩn thận cho trẻ em vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm.
2. Thuốc kê đơn
Các loại thuốc theo toa được dùng để điều trị viêm tai trong bao gồm:
- Thuốc Steroid như Prednison giúp giảm viêm.
- Thuốc kháng sinh hoặc kháng virus để điều trị nhiễm virus hay nhiễm trùng.
- Nếu có triệu chứng buồn nôn, bạn có thể được dùng thêm: Diazepam (Valium), promethazine hydrochloride (Phenergen), Meclizine (Antivert), lorazepam (Ativan).
- Trong trường hợp bị mất nước nghiêm trọng, bạn có thể điều trị bằng cách truyền dịch thông qua đường tĩnh mạch.
Xem thêm: Viêm tai có nguy hiểm không?
Các biện pháp khắc phục bệnh viêm tai trong tại nhà
Các biện pháp khắc phục tại nhà không thể phục hồi hoặc điều trị tình trạng viêm trong tai. Tuy nhiên, chúng có thể giảm đau và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Những phương pháp này bao gồm:
- Chườm ấm vào tai bị viêm: Bạn có thể dùng khăn ngâm nước ấm hoặc túi chườm ấm đều có hiệu quả.
- Súc miệng bằng nước muối để làm sạch ống tai và làm dịu các cơn đau họng (nếu có).
- Không hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất kích thích khác.
- Giảm căng thẳng và kiểm soát tâm lý để không làm các triệu chứng thêm trầm trọng.
Ngoài ra, có một số biện pháp tự nhiên được đề nghị để điều trị viêm tai trong như: Sử dụng dầu tỏi, bạc hà, ô liu, húng quế và Hydro Peroxise. Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp này đang được nghiên cứu. Hãy trao đổi với chuyên viên y tế trước khi sử dụng bất cứ phương pháp nào để điều trị viêm tai trong.
Xem thêm: Liệu pháp tự nhiên chữa đau tai tại nhà
Hỗ trợ điều trị viêm tai trong nhờ cây cối xay
Việc chữa trị viêm tai trong không hề đơn giản, do đó nên có những cách phòng tránh và điều trị hợp lý. Từ lâu đời, dân gian đã biết dùng cây cối xay để chữa các chứng bệnh về tai như: Ù tai, tai điếc, nghễnh ngãng, viêm tai,... Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng chống viêm rất mạnh, giúp giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm tai trong hiệu quả.
Nghiên cứu cho thấy, lá cây cối xay có chứa nhiều chất nhầy và asparagin. Cây chứa tinh dầu với các thành phần là b-pinen, caryophyllen oxyd, cineol, geraniol, geranyl acetat, alemen, eudesmol, farnesol, borneol. Hạt chứa raffinose 1,6% và dầu nửa khô 4,21% gồm chủ yếu là glycerid của các acid linoleic, oleic, palmitic, stearic. Rễ chứa dầu béo, b- sitosterol, b-amyrin và một alcaloid chưa xác định. Các thành phần này có công dụng chữa cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, sốt vàng da,…
Đặc biệt, cây cối xay còn được sử dụng rất hữu hiệu trong điều trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, tật điếc, ù tai, đau tai. Ngoài ra, cây cối xay còn có tác dụng chống viêm rất mạnh, giúp giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm tai.
Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa cây cối xay làm thành phần chính trong sản phẩm viên uống tiện dụng mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính
Kim Thính được chiết xuất từ thành phần chính là cây cối xay, kết hợp cùng nhiều thảo dược khác như: Đan sâm, vảy ốc, cốt toái bổ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm ở tai, tăng cường dưỡng chất cho thần kinh tai, kiểm soát bệnh viêm tai trong, ngăn ngừa tình trạng điếc tai, suy giảm thính lực ở người bị viêm tai an toàn, hiệu quả.
Kinh nghiệm cải thiện điếc do viêm tai thành công
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, những đối tượng bị viêm tai, điếc tai, suy giảm thính lực đã sử dụng sản phẩm và nhận thấy hiệu quả tích cực.
>>> Cô Lê Thị Tứ (SĐT: 0912790183 phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng)
Cô Tứ bị viêm tai, vì không điều trị sớm nên tình trạng mạn tính, gây chảy mủ, có mùi hôi trong tai và thủng màng nhĩ. Cũng chính bởi điều này mà thính lực của bà Tứ bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, nhờ kiên trì dùng Kim Thính, giờ đây, sức nghe của cô đã cải thiện rõ rệt. Mời bạn xem chia sẻ của bà Tứ trong video sau:
Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện viêm tai, điếc tai, ù tai của nhiều người khác
Chuyên gia đánh giá Kim Thính như thế nào
Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng cây cối xay để hỗ trợ điều trị viêm tai cũng như các bệnh về tai khác. Ngày nay, các thảo dược ấy đã được bào chế và đưa vào một sản phẩm viên nén rất tiện dùng. Vậy công dụng của sản phẩm Kim Thính là gì? Bạn có thể nghe thêm phân tích của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trong video dưới đây:
Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện ù tai thành công của chị Trịnh Thị Thúy An (Kiên Giang)
Đánh giá của chuyên gia
Sản phẩm Kim Thính đã được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao. Bạn có thể nghe phân tích từ chuyên gia Nguyễn Ngọc Phấn về tác dụng của sản phẩm Kim Thính trong việc hỗ trợ điều trị chứng ù tai, ve kêu trong tai qua video dưới đây:
Xem thêm: Người bị điếc tai, nghe kém cần được điều trị như thế nào?
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về tình trạng viêm tai trong. Hãy lựa chọn cho mình phương pháp điều trị bệnh phù hợp và đừng quên kết hợp dùng sản phẩm Kim Thính để thính giác luôn khỏe mạnh, bạn nhé!
Mọi thắc mắc liên quan tới sản phẩm, cũng như tình trạng suy giảm thính lực, mời bạn vui lòng liên hệ hotline (ZALO/VIBER): 0916751651/ 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất.
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!