Điếc tai, nghe kém gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý, sức khỏe, các mối quan hệ xã hội cũng như chất lượng cuộc sống của người mắc. Vậy điếc tai là gì, nguyên nhân do đâu và cách điều trị mang tới hiệu quả cao? Mời bạn cùng tìm ra câu trả lời chính xác nhất trong bài viết sau!

Điếc tai là gì?

Điếc tai là tình trạng bạn bị suy giảm khả năng nghe, không còn nghe rõ những âm thanh ở xung quanh. Bạn có thể bị điếc ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc điếc nặng. Với người bị điếc nặng, họ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói và phải giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu.

 Điếc tai là khi bạn bị suy giảm khả năng nghe

Điếc tai là khi bạn bị suy giảm khả năng nghe

Bất kỳ ai cũng có thể bị điếc tai nhưng nguy cơ này thường tăng dần theo tuổi tác. Khoảng 10% dân số thế giới bị điếc tai, nghe kém ở nhiều mức độ khác nhau. Hầu hết những người bị điếc tai đều không thể phân biệt được các âm nhẹ và âm cao, và gặp khó khăn khi nghe tiếng thì thầm, giọng nói của trẻ em hoặc tiếng chim hót. Những người khác không thể nghe thấy âm thấp, như giọng nói trầm. Hoặc có những người gặp khó khăn khi nghe âm thanh ở biên độ cao quá và thấp quá.

Nguyên nhân điếc tai

Điếc tai tuy không quá nguy hiểm tới tính mạng ngay lập tức nhưng nếu không được điều trị sớm, nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người mắc. Biết được những nguyên nhân điếc tai sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao. Dưới đây là những nguyên nhân có thể khiến bạn bị điếc tai, nghe kém.

- Do tuổi tác: Nghiên cứu cho thấy, khoảng 1/3 người ở độ tuổi từ 65 – 75 bị điếc tai, nghe kém, trong đó có gần một nửa trường hợp bị điếc ở mức độ nghiêm trọng.

- Do tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài có thể gây điếc tai, nghe kém. Nguyên nhân phổ biến là tiếng ồn ở nơi làm việc như: Tiếng xe cộ, tiếng máy móc, dụng cụ làm việc.

- Do sử dụng thuốc điều trị: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc hóa trị,… có thể làm tăng nguy cơ bị điếc tai.

- Do chấn thương: Gặp phải các chấn thương chẳng hạn như: Thủng màng nhĩ, sọ bị vỡ, hoặc thay đổi áp suất không khí cũng có thể là nguyên nhân gây điếc tai.

- Các nguyên nhân khác: Các nguyên nhân gây điếc tai khác bao gồm bệnh Meniere, tiếp xúc với một số hóa chất độc hại trong thời gian dài; một số bệnh lý, bao gồm viêm màng não, quai bị, cytomegalovirus và thủy đậu, viêm tai giữa, nhiễm trùng tai,... cũng có thể gây ra điếc tai.

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh phân tích nguyên nhân gây điếc tai, suy giảm thính lực

Phân loại điếc tai

Điếc tai có nhiều mức độ khác nhau như điếc nhẹ, điếc trung bình và điếc sâu. Tình trạng điếc tai hoàn toàn có thể được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dựa theo cấu tạo giải phẫu và chức năng tai, điếc phân làm 3 loại gồm: Điếc dẫn truyền, điếc tiếp nhận và điếc hỗn hợp.

Điếc dẫn truyền: Điếc dẫn truyền thường là hậu quả của tình trạng tổn thương tai ngoài và tai giữa. Khi đó, hệ thống dẫn truyền âm thanh gồm: Vành tai, ống tai, màng nhĩ và các xương con bị tổn thương nên không làm tròn chức năng dẫn truyền âm thanh từ ngoài vào trong tai.

Điếc tiếp nhận (hay điếc thần kinh): Là tình trạng các bộ phận dẫn truyền hoạt động bình thường nhưng tai trong bị tổn thương, dẫn đến âm thanh truyền đến tai không được tiếp nhận và truyền tín hiệu lên não. Tình trạng này thường ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể bị điếc hoàn toàn. Bệnh này thường gặp ở người cao tuổi, những người phải làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn khiến tế bào của ốc tai bị tổn thương.

Điếc hỗn hợp: Điếc hỗn hợp mang đặc điểm của cả hai thể trên, bao gồm tổn thương ở tai ngoài, tai giữa và tai trong. Khởi đầu của điếc thường xuất hiện ù tai, tiếng kêu giống như tiếng dế, còi rít hoặc chuông ngân. Hiện tượng chóng mặt có thể đi kèm với điếc nhưng không thường xuyên.

Các phương pháp điều trị điếc tai

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để cải thiện tình trạng điếc tai, nghe kém. Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ điếc mà người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị như sau:

Cấy ốc tai điện tử

Cấy ốc tai điện tử được xem là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, mang đến hiệu quả cao, đặc biệt trong trường hợp điếc bẩm sinh. Với phương pháp này, người bệnh sẽ được đặt một thiết bị chuyển đổi âm thanh vào trong ốc tai, kích thích thần kinh thính giác, giúp tai tiếp nhận được âm thanh. Tuy nhiên, phương pháp này phù hợp và mang tới hiệu quả cao nhất với trẻ dưới 6 tuổi. Tuổi càng cao thì mức hiệu quả sẽ càng giảm.

Sử dụng máy trợ thính

Máy trợ thính là một thiết bị hỗ trợ thính giác, giúp người bị điếc có khả năng nghe tốt hơn những âm thanh từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, máy trợ thính hiệu quả nhất ở người bị điếc từ nhẹ tới trung bình. Với người bị điếc nặng, điếc sâu, máy trợ thính chỉ giúp cải thiện một phần nào đó sức nghe chứ không có tác dụng cải thiện hoàn toàn khả năng nghe. Việc dùng máy trợ thính cũng gây ra nhiều khó chịu nên cũng không nhiều người lựa chọn phương pháp này.

Sử dụng thuốc tây y

Để có thể điều trị tình trạng điếc tai, nghe kém bằng thuốc tây y, bạn cần tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, bạn sẽ được chỉ định các thuốc có tác dụng làm giãn mạch máu, thuốc chống đông máu và loại vitamin để kiểm soát tình trạng bệnh. Tuy nhiên, kết quả lâm sàng cho thấy, phương pháp này chỉ mang tính tạm thời, không thể điều trị điếc triệt để.

>>> Xem thêm: Điếc một bên tai, phải làm sao?

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Song song với các phương pháp chữa điếc tai, nghe kém như trên, các chuyên gia cũng khuyến nghị, người bị điếc nên sử dụng thêm sản phẩm có chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên để cải thiện nghe kém được tốt hơn. Tiêu biểu nhất hiện nay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.

 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính giúp hỗ trợ điều trị điếc tai hiệu quả

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính giúp hỗ trợ điều trị điếc tai hiệu quả

Với thành phần chính từ cây cối xay – một loại thảo dược được dân gian sử dụng để cải thiện các bệnh về tai từ xa xưa, kết hợp cùng các thảo dược quý có tác dụng “bổ thận khai tai” khác như: Vảy ốc, đan sâm, cốt toái bổ, câu kỷ tử, thục địa,… sản phẩm Kim Thính giúp tăng cường tuần hoàn máu tới tai, tăng cường thính lực cho đôi tai, từ đó hỗ trợ điều trị điếc tai, nghe kém hiệu quả. Sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên an toàn, không gây tác dụng phụ cho cơ thể.

>>> Xem thêm: Chữa điếc tai bằng cách bổ sung vitamin, bạn đã biết chưa?

Kinh nghiệm cải thiện điếc tai thành công

Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, không ít người bị điếc tai đã cải thiện tình trạng bệnh sau khi sử dụng Kim Thính. Tiêu biểu như ông Tô Viết Oanh (SĐT: 0917.110.195) trú tại thôn Long Hưng, xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Mời bạn xem thêm chia sẻ của ông Oanh về cách đẩy lùi điếc tai tại nhà trong video sau:

>>> Bà Trần Thị Hoa  ở đường số 2, phường 1, thành phố Cà Mau từng bị ù tai đeo bám trong nhiều năm. May mắn, nhờ biết đến và sử dụng Kim Thính, cuộc sống của bà đã trở lại bình thường sau 2 tháng. Bà vui vẻ chia sẻ quá trình cải thiện ù tai, nghe kém đầy gian nan của mình trong video sau:

 >>> Xem thêm: Câu chuyện của em Trần Hoàng Bảo (Đắk Nông) cải thiện điếc đột ngột sau 5 tháng

Đánh giá của chuyên gia

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính đã nhận được nhiều đánh giá của các chuyên gia đầu ngành. Dưới đây là ý kiến của Chuyên gia Nguyễn Ngọc Phấn về tác dụng của sản phẩm Kim Thính trong hỗ trợ điều trị ù tai, ve kêu trong tai:

>>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn: Cải thiện điếc tai bằng cách nào?

Điếc tai có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho tâm lý và chất lượng cuộc sống của người mắc. Chính vì vậy, hãy tìm cho mình cách chữa điếc tai tại nhà hiệu quả để tình trạng này sớm được đẩy lùi, bạn nhé!

Mọi thắc mắc liên quan tới ình trạng điếc tai, giảm thính lực, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!

*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!