Mười phần trăm dân Mỹ, nghĩa là gần 30 triệu người bị giảm thính lực, nói nôm na, là lãng tai hay nghễnh ngãng. Trong số này, thì phân nửa là những người trên 65 tuổi. 

Lãng tai là chứng thông thường nhất của tuổi già: cứ ba người trên 65 tuổi, thì một người bị lãng tai, nếu kể tuổi trên 75, thì tỉ số là một nửa. Thống kê Mỹ (vì là nước tư bản!), nên hay qui mọi thứ ra đô la: chi phí cho chứng lãng tai, kể cả y phí, các dịch vụ liên hệ, và sự hao hụt về sản xuất, lên đến 56 tỉ đô la mỗi năm. 

kim thính - suy giảm thính lực (Ảnh minh họa)

Ảnh minh họa.

Nghe không rõ làm cho việc đối thoại không thoải mái (có những người than: "bực mình như nói chuyện với người điếc"), vì vậy người nghễnh ngãng nhiều khi cảm thấy bị lẻ loi, có khi đưa đến các chứng bệnh như buồn phiền lo âu ảnh hưởng tới công việc thường nhất. 

Các nguyên nhân làm giảm thính lực

Nguyên nhân thông thường làm giảm thính lực là vì tuổi già, nhưng cũng còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa. Người ta phân ra nhiều loại giảm thính lực:

1. giảm thính lực do giây thần kinh hay phần bên trong tai bị kém. Nghễnh ngãng vì tuổi già (gọi là presbycusis) thuộc loại này. Điếc tai do ảnh hưởng những tiếng động lớn (nhà máy, phòng nhạc, súng đạn...) cũng vậy ; đây là một nguyên nhân khá thông thường của chứng giảm thính lực tại Mỹ. Ngoài ra, còn phải kể đến những trường hợp bị điếc vì thuốc, như thuốc kí ninh ( ngày xưa ta hay nghe nhiều người bị sốt rét uống kí ninh bị điếc tai), streptomycin, aspirin, v.v.... 

2. giảm thính lực vì vấn đề truyền âm. Thí dụ như bị đóng ráy tai, bị lủng màng nhĩ, v. v... 

3. giảm thính lực do bệnh hay là bị bướu ở óc ...

Triệu chứng

Bị lãng tai, có khi nói to thì nghe được, mà nói nhỏ thì không rõ. Cũng có khi âm thanh cao nghe không được, chỉ nghe được âm thanh trầm. Có người bị một bên, có người bị cả hai bên. Nhiều khi lai thấy ù tai khó chịu. 

Nhiều người già than là có nghe thấy, mà không rõ là người ta nói gì, làm như thiên hạ lầu bầu trước mặt. Thoạt đầu thì người nhà thấy "cụ" mở ti vi luôn luôn mở lớn quá cỡ, nghe cái gì thì hay bắt nhắc lại. Người già bị lãng tai, thường là khó nghe được những âm thanh cao. Về ngôn ngữ, khi nghe các tiếng như là tôi bôi vôi thì nhận được âm ôi, nhưng không phân biệt rõ được các phụ âm đứng đầu tiếng. Vì lãng tai nghe không rõ, nên nhiều khi đâm ra khó tính, ít muốn giao tiếp với mọi người. Có nhiều người lại cố dấu cái tật lãng tai làm như không muốn chấp nhận là mình đã già. 

Đi khám bệnh, thì bác sĩ coi xem có nguyên nhân gì ngoài tuổi già làm giảm thính lực không. Ngoài việc hỏi han bệnh sử và khám tại phòng khám tổng quát, bác sĩ có thể cho đi thử thính lực, thử nghe các âm thanh tần số và độ lớn khác nhau (audiometry), và thử nghe và nhắc lại được tiếng đối thoại thường dùng (speech audiometry). 

Máy trợ thính 

Mỗi năm ở Mỹ bán ra chừng hai triệu cái máy trợ thính (hearing aid), trong số đó chừng 80 phần trăm là cho người trên 65 tuổi. Máy có nhiều loại, để dùng tùy trường hợp và sở thích, kể cả vấn đề thẩm mỹ. Nếu bị giảm thính lực cả hai bên (phần lớn các người già bị cả hai bên), thì nên đeo hai máy. Phóng đại âm thanh từ hai bên về óc, làm cho sự cảm nhận được hoàn hảo hơn. Cũng nên biết là dù có đeo máy, nhưng ở những chỗ nhiều tiếng vang, chỗ ồn ào, hoặc là nghe người nói mà không được mặt đối mặt (văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình!) thì nghe cũng không được rõ.

Về kỹ thuật căn bản, có ba loại máy

  • Máy "analog" - Đây là loại thông dụng và rẻ nhất. Máy làm phóng đại âm thanh nhưng không biến chế gì nhiều. Có thể điều chỉnh mức độ âm thanh lớn nhỏ. Máy "digital" - Máy digital là loại tân tiến và đắt tiền nhất. Khả năng vi tính của một cái máy nhỏ xíu (bằng cái cục gôm ở đầu cây viết chì) này tương đương khả năng của một cái computer cá nhân bình thường. Nó có thể làm tới hơn 100 triệu con toán trong một giây đồng hồ để biến chế tiếng nói không những to lên mà rõ hơn, tùy theo âm vực cao thấp, tùy theo hướng từ đâu tới, tùy theo có tiếng ồn nhiều ít ở phía sau, v. v....
  • Máy "digitally programmable" - Đây là loại nửa chừng giữa hai loại trên. Căn bản là một máy analog, nhưng có thể dùng computer để điều chỉnh cho thích hợp.  Người ta chế ra nhiều loại khác nhau, để tùy nghi đeo máy ở chỗ nào cho tiện lợi.
  • Máy đeo sau tai - Loại này hơi cồng kềnh, nhưng rất mạnh, những người bị điếc nặng hay dùng. 
  • Máy bên trong tai (in-the-ear hearing aids) - Tất cả những máy để lộ ngay trong vành tai, hay để lọt hẳn bên trong lỗ tai, thì lẽ ra gọi là máy "bên trong tai" hết. Nhưng theo thông lệ, người ta chỉ gọi những máy để lộ ngay trong vành tai là "máy bên trong tai". Loại này rẻ hơn các thứ nằm lọt bên trong. Nhiều người thích loại này, không phải chỉ vì giá rẻ, mà vì nó tương đối lớn, lại để ngay gần bên ngoài, dễ sử dụng hơn. Người lãng tai nhẹ, hay bị vừa phải thường dùng loại này. 
  • Máy trong lỗ tai (in-the-canal hearing aids) - Đây là những máy nhỏ hơn, nằm lui sâu trong lỗ tai, thường là đắt tiền hơn loại trên. 
  • Máy lọt hẳn trong lỗ tai (completely-in-the-canal hearing aids) - Đây là loại đắt tiền nhất, và nhỏ nhất, làm cho vừa khít sâu trong lỗ tai. Máy để sâu bên trong, nên phải có một đầu giây nhỏ để kéo máy ra. khi cần. Vì máy nằm gần kế bên màng nhĩ, cho nên âm thanh không cần phóng đại nhiều, do vậy âm thanh trung thực hơn. Máy này có cái lợi là đặc biệt giúp nghe được các âm cao tần số, các phụ âm.

Những chỗ khác để đeo máy
Có máy gắn vào gọng kính, tuy nhiên ít người dùng vì không được tiện lắm. Có thứ máy như một cái máy cassette nhỏ, bỏ túi được, cũng có thể đeo ở giây lưng. Phần thu thanh nằm trong tai, nối với máy bằng một sợi giây nhỏ. Máy này hơi lôi thôi khó coi, nhưng rất mạnh. Một loại khác nữa tương tự, cũng có một cái hộp nhỏ bỏ túi, nhưng phần thu thanh đeo áp trên đầu để âm thanh truyền qua xương sọ vào óc. Máy này dùng cho những người bị hư nặng phần tai trong. 
Những phương tiện trợ thính khác

  • Kể từ năm 1991, các máy điện thoại đều bắt buộc phải có thiết bị cho người sử dụng máy trợ thính nghe được rõ hơn (hearing aid compatible), bằng cách điều chỉnh cường độ âm thanh và dùng hiện tượng cảm ứng từ để cho máy trợ thính chỉ nhận âm thanh phóng đại từ máy điện thoại, mà tiếng ồn chung quanh thì không bị phóng đại. 
  • Thiết bị viễn thông cho người điếc, gọi tắt là TDD (Telecommunication Devices for the Deaf) thì tương tự như kiểu liên lạc với nhau bằng máy vi tính .Chữ đánh đi sẽ hiện lên một màn hình, hoặc là chạy ra giấy. Phần lớn các tiểu bang có các trung tâm chuyển tín hiệu cung cấp dịch vụ này không tính tiền. 
  • Các máy ti vi từ 13 "in" trở lên phải có khả năng phụ đề chữ và âm thanh, gọi là closed caption decoder . 
  • Nếu dùng hệ thống hồng ngoại ( infrared) thì có máy phát tín hiệu từ nguồn âm thanh (máy truyền hình hay truyềøn thanh). Người nghe đeo máy nghe, và điều chỉnh âm thanh cho thích hợp. Máy hồng ngoại có cái phiền là dùng ngoài trời không được. Máy dùng tín hiệu FM cũng tương tự như vậy, mà dùng ngoài trời hay trong nhà đều được. 
  • Có những hệ thống báo động cho người nghe không rõ. Thí dụ như tiếng chuông kêu cửa, tiếng điện thoại reo, tiếng máy báo có khói trong nhà (smoke detector), v.v...., tất cả đều chuyển thành tia sáng chớp hay là cảm giác rung khác nhau tùy trường hợp. 

Gs Vũ Quí Đài

Vừa qua, lần đầu tiên xuất hiện một sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị các trường hợp suy giảm thính lực, ù tai, điếc tai, giúp bảo vệ đôi tai khỏi những âm thanh độc hại đã xuất hiện tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Sản phẩm này có tên là Kim Thính. Thực phẩm chức năng Kim Thính này có thành phần chính là cây cối xay - một vị thuốc được dân gian sử dụng rất hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, điếc tai, ù tai, đau tai, được kết hợp với các dược liệu quý như: vảy ốc, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa… giúp bồi bổ can thận, tăng tuần hoàn và cung cấp ôxy cho tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, chống viêm nhiễm, ổn định thính lực.

Với những ưu điểm đó, thực phẩm chức năng Kim Thính thích hợp sử dụng cho những người muốn hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy giảm thính lực. Để hỗ trợ điều trị, người bệnh nên dùng Kim Thính với liều 2-4 viên/lần, ngày 2 lần, liên tục từ 3-6 tháng. Với những người xuất hiện nguy cơ, nên uống với liều 1-3 viên/lần, ngày 2 lần, từ 3-6 tháng để đạt kết quả tốt nhất.

Để cập nhật những thông tin về bệnh của suy giảm thính lực, xin mời truy cập trang web: suygiamthinhluc.info