Theo thống kê của Hiệp hội chống tiếng ồn quốc tế (A.I.C.B), tại các nước công nghiệp phát triển, có 1/4-1/3 số người lao động phải làm việc trong môi trường tiếng ồn.

Điếc nghề nghiệp từ chỗ xếp hàng cuối danh sách bệnh nghề nghiệp đến nay đã luôn đứng đầu và có xu hướng ngày càng tăng.

Điếc nghề nghiệp là loại bệnh lý tổn thương vĩnh viễn, không bao giờ hồi phục ngay cả khi không tiếp xúc với tiếng ồn nữa do tiếng ồn tác động tạo nên những biến đổi ở tai trong, tập trung ở cơ quan corti với tổn thương của tế bào nghe. Chính vì thế việc phòng chống điếc nghề nghiệp cho người lao động luôn được đặt ra và bản thân người làm việc trong môi trường tiếng ồn cũng phải hiểu để bảo vệ mình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tiếng ồn được mô tả như là những âm thanh không mong muốn, gây ra những ảnh hưởng có hại đến sức khỏe và cuộc sống con người. Tiếng ồn gây điếc thường là tiếng ồn có tần số cao, cường độ lớn, kết hợp sự rung chuyển với thời gian làm việc kéo dài, cụ thể: cường độ tiếng ồn trên 90dB, thời gian làm việc một ngày từ 6-8 tiếng trong vòng 3-6 tháng. Bệnh thường gặp ở những công nhân làm việc tại các xưởng đóng tàu, nhà máy dệt, bộ đội xe tăng, thiết giáp...

Điếc nghề nghiệp là một bệnh diễn biến chậm, ngày càng nặng hơn với triệu chứng chính là nghe kém cả hai tai đồng đều hoặc tương đương. Biểu hiện ở giai đoạn đầu thường thấy ở những bệnh nhân làm việc ở môi trường tiếng ồn, vài tuần hay vài tháng đầu xuất hiện mệt mỏi toàn thân, tức ở tai, ù tai, nghe kém rõ ở cuối hoặc sau thời gian lao động, các triệu chứng này mất hoàn toàn nếu được nghỉ ngơi.

Giai đoạn tiềm tàng này kéo dài vài năm, do nghe kém lúc đầu chỉ ở tần số cao, tần số sinh hoạt vẫn bình thường vì vậy chưa ảnh hưởng tới sinh hoạt và bệnh nhân không chú ý đến. Giai đoạn sau, người bị điếc nghề nghiệp đã ý thức được bệnh của họ khi nghe kém rõ rệt, giao tiếp khó khăn kèm theo ù tai.

Phòng bệnh

Người ta dùng nhiều biện pháp kỹ thuật như giảm tiếng ồn từ nơi phát sinh hoặc cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn thông qua việc chế tạo và bố trí máy móc hợp lý. Người lao động cần sử dụng dụng cụ chống tiếng ồn như nút tai, chụp tai hoặc mũ chụp tai. Biện pháp y tế: khám định kỳ đo sức nghe 6 tháng đến 1 năm một lần cho những người làm việc ở nơi có tiếng ồn. Bố trí giờ làm việc cho công nhân trong môi trường tiếng ồn phải xen kẽ, chuyển đổi, tránh thời gian tiếp xúc với tiếng ồn kéo dài.


Vừa qua, lần đầu tiên xuất hiện một sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị các trường hợp suy giảm thính lực, ù tai, điếc tai, giúp bảo vệ đôi tai khỏi những âm thanh độc hại đã xuất hiện tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Sản phẩm này có tên là Kim Thính. Thực phẩm chức năng Kim Thính này có thành phần chính là cây cối xay - một vị thuốc được dân gian sử dụng rất hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, điếc tai, ù tai, đau tai, được kết hợp với các dược liệu quý như: vảy ốc, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa… giúp bồi bổ can thận, tăng tuần hoàn và cung cấp ôxy cho tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, chống viêm nhiễm, ổn định thính lực.

Với những ưu điểm đó, thực phẩm chức năng Kim Thính thích hợp sử dụng cho những người muốn hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy giảm thính lực. Để hỗ trợ điều trị, người bệnh nên dùng Kim Thính với liều 2-4 viên/lần, ngày 2 lần, liên tục từ 3-6 tháng. Với những người xuất hiện nguy cơ, nên uống với liều 1-3 viên/lần, ngày 2 lần, từ 3-6 tháng để đạt kết quả tốt nhất.

Để cập nhật những thông tin về bệnh của suy giảm thính lực, xin mời truy cập trang web: suygiamthinhluc.info