Đeo tai nghe (tai phone, headphone, earphone) nhiều gây ra nhiều tác hại tới sức khỏe, thính lực của người nghe. Nếu đeo tai nghe nghe nhạc liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày sẽ dẫn đến việc tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, ảnh hưởng đến sự tập trung, gây suy giảm thính lực, thậm chí bị điếc.
Nghe headphone nhiều sẽ bị suy giảm thính lực (Ảnh minh họa).
Khi sử dụng các công cụ nghe nhạc nhỏ ngọn như máy MP3 hoặc Walkman, người nghe thường sử dụng các loại tai nghe nhỏ gọn, rất hợp thời trang. Tuy nhiên chính chúng lại có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của tai về lâu về dài.
Đây là kết luận được các nhà khoa học Hoa kỳ đưa ra sau khi tìm hiểu và nghiên cứu.
Cụ thể đeo tai nghe có 3 điều gây hại
Thứ nhất, mất tập trung, nhất là khi đi đường có thể gây tai nạn, khi đeo tai nghe lâu thì thần kinh ốc tai làm việc quá sức sẽ mệt mỏi làm cho tai không thể phân tích nhận biết lời nói và dẫn đến trở nên chậm chạp, tiếp thu kém.
Thứ 2, đeo tai nghe khi ngủ: khi ngủ toàn cơ thể cần nghỉ hoàn toàn vì vậy phải tắt đèn hay để ánh sáng dịu nhẹ, phòng ốc thoáng mát không có tiếng ồn, nên nếu đeo tai nghe khi ngủ sẽ kích thích não bộ làm việc liên tục.
Cuối cùng, vi khuẩn hay nấm phát triển trong ống tai ngoài, vì nút tai làm không khí không ra vào tai, nếu tai ẩm thì nấm phát triển, hoặc nút tai làm dễ trầy sướt da ống tai gây nhiễm trùng ống tai ngoài.
Những bạn nghe earphone lâu khi bỏ ra có thể có triệu chứng nhức đầu, hoa mắt, mệt mỏi, các triệu chứng này chỉ ở mức độ nhẹ và thoáng qua nhưng chắc chắn sẽ trở lại nặng hơn. Nếu vẫn tiếp tục đeo earphone nhiều thì tai sẽ bị chấn thương âm thanh cấp tức chóng mặt nhiều, ù tai dữ dội, nhức đầu, thậm chí giảm thính lức nhiều.
Hạn chế tác hại khi dùng tai nghe
Theo các nhà khoa học, để hạn chế ảnh hưởng không tốt khi nghe nhạc bằng các loại tai nghe (headphone, earphone), mọi người nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa:
- Không nên mở âm lượng quá to, điều chỉnh sao cho mức âm lượng không quá 60% so với mức cao nhất của thiết bị. Nếu thực hiện được điều này chúng ta có thể yên tâm nghe nhạc mà không sợ ảnh hưởng gì đến tai.
- Dùng các loại tai nghe vừa khít với tai để không phải tăng volume do ảnh hưởng của âm thanh bên ngoài. Nếu không thì phải nhớ rằng: khi volume bật càng to thì thời gian nghe càng phải được rút ngắn tương ứng.
- Nên dùng các loại tai nghe chụp cả tai. Loại tai nghe này sẽ ngăn không cho âm thanh bên ngoài làm ảnh hưởng đến sự “trung thực” của âm thanh nhưng lại rất đắt và cũng khá “cồng kềnh” nên không được ưu ái nhiều bởi các bạn trẻ. Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì đây là lựa chọn tốt nhất để hạn chế tác hại của việc đeo tai nghe.
Đời sống
Để biết thêm thông tin bệnh về suy giảm thính lực, vui lòng truy cập website: suygiamthinhluc.info