Điếc nghề nghiệp là bệnh thường gặp ở những người lao động trong môi trường quá ồn. Tác hại của tiếng ồn có thể làm ảnh hưởng nhiều mặt đối với sức khỏe, làm giảm năng suất lao động và giảm chất lượng cuộc sống của người lao động.
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động. Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính. Một số bệnh nghề nghiệp không thể trị khỏi và để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được. Hiện nay, có 25 bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm tại Việt Nam, trong đó có bệnh điếc nghề nghiệp.
Tại thành phố Cần Thơ, qua kết quả khám bệnh nghề nghiệp nhiều năm qua, tỷ lệ bệnh điếc nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất so với các bệnh nghề nghiệp khác. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2011, Khoa Bệnh nghề nghiệp của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường TP Cần Thơ đã đo thính lực cho 3.935 người. Trong đó, số người giảm thính lực 1 tai là 301 người; giảm thính lực 2 tai là 274 người. Tỷ lệ giảm thính lực chung là 14,6%.
Ảnh minh họa
Bệnh điếc nghề nghiệp thường gặp ở những công nhân thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn. Ở những người làm việc tại nơi có tiếng ồn từ 85dBA trở lên, thời gian tiếp xúc liên tục dần dần sẽ bị giảm thính lực, quy định sau sáu tháng, còn nếu giảm thính lực sớm hơn coi như tai nạn lao động. Bệnh diễn biến chậm, tuy nhiên không có quy luật nhất định về thời gian, nó phụ thuộc vào cường độ tiếng ồn và thời gian tiếp xúc, lâm sàng chia ra các giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: xảy ra từ vài tuần đến vài tháng sau khi tiếp xúc với tiếng ồn. Bệnh nhân cảm thấy ù tai, cảm giác tức ở 2 tai, có cảm giác nghe kém vào cuối giờ lao động. Toàn thân suy nhược, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ.
- Giai đoạn tiềm tàng: Giai đoạn này kéo dài hàng năm, người bệnh không biết, chỉ cảm nhận nghe hơi kém.
- Giai đoạn rõ rệt: ở giai đoạn này tiếng nói to cũng khó nghe, bệnh nhân ù tai thường xuyên, nói chuyện khó khăn.
Điếc nghề nghiệp là một bệnh do tiếng ồn của môi trường lao động có cường độ cao trên mức gây hại, gây tổn thương không phục hồi ở cơ quan Corti tai trong, do đó khi người bệnh đã được xác định điếc nghề nghiệp không có thuốc để xử lý và không nghe trở lại bình thường được (kể cả khi không có tiếng ồn).
Để hạn chế tối đa bệnh điếc nghề nghiệp, người sử dụng lao động cần lưu ý những điểm sau:
+ Nên bố trí máy móc, sắp xếp dụng cụ hợp lý, giảm tiếng ồn từ nguồn phát sinh như giảm tốc độ, bôi trơn dầu mỡ, đệm bằng cao su, chất đàn hồi, lò xo, thay thế kim loại bằng chất dẻo...
+ Giảm tiếng ồn bằng cách cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn, bọc kín mí gây ồn, làm hệ thống cửa ra vào...
+ Trang bị phương tiện chống ồn cho công nhân
+ Bố trí công nhân làm việc trong các phòng riêng biệt, bố trí thời gian làm việc hợp lý
+ Định kỳ kiểm tra sức nghe của công nhân để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời
+ Tổ chức tập huấn cho công nhân hiểu biết về tác hại của tiếng ồn và điếc nghề nghiệp để họ tự giác thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh nghề nghiệp cho bản thân họ.
Riêng đối với người lao động làm việc trong môi trường ồn, cần phải sử dụng phương tiện chống ồn cá nhân thường xuyên khi làm việc; thực hiện định kỳ kiểm tra sức nghe và khi phát hiện có những bất thường về nghe, phải đến cơ sở chuyên khoa để được tư vấn.
Bác sĩ SKII Hà Thị Nguyền
(Giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường TP Cần Thơ)
Vừa qua, lần đầu tiên xuất hiện một sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị các trường hợp suy giảm thính lực, ù tai, điếc tai, giúp bảo vệ đôi tai khỏi những âm thanh độc hại đã xuất hiện tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Sản phẩm này có tên là Kim Thính. Thực phẩm chức năng Kim Thính này có thành phần chính là cây cối xay - một vị thuốc được dân gian sử dụng rất hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, điếc tai, ù tai, đau tai, được kết hợp với các dược liệu quý như: vảy ốc, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa… giúp bồi bổ can thận, tăng tuần hoàn và cung cấp ôxy cho tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, chống viêm nhiễm, ổn định thính lực.
Với những ưu điểm đó, thực phẩm chức năng Kim Thính thích hợp sử dụng cho những người muốn hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy giảm thính lực. Để hỗ trợ điều trị, người bệnh nên dùng Kim Thính với liều 2-4 viên/lần, ngày 2 lần, liên tục từ 3-6 tháng. Với những người xuất hiện nguy cơ, nên uống với liều 1-3 viên/lần, ngày 2 lần, từ 3-6 tháng để đạt kết quả tốt nhất.
Để cập nhật những thông tin về bệnh của suy giảm thính lực, xin mời truy cập trang web: suygiamthinhluc.info