Nguyên nhân tự nhiên thường gặp là sự thoái hóa theo tuổi già của ốc tai và mê đạo, được xem như sự giảm thính lực tự nhiên do tuổi già. Có khoảng 25% người trên 65 tuổi bị điếc không hồi phục do nguyên nhân thoái hóa này.

Điếc là tình trạng mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng nghe biết âm thanh. Điếc có thể do âm thanh không được dẫn truyền vào đến tai trong, gọi là điếc dẫn truyền. Điếc cũng có thể do tín hiệu thần kinh không được dẫn truyền lên não, mặc dù âm thanh vẫn được truyền đến tai trong. Trường hợp này gọi là điếc thần kinh. Tình trạng điếc hoàn toàn thường rất hiếm khi xảy ra, và hầu hết là dạng bẩm sinh. Các trường hợp điếc một phần được phân loại từ nhẹ đến nặng bằng cách đo thính lực. Ráy tai nhiều không được lấy sạch ra khỏi tai có thể làm giảm một phần thính lực, nhưng rất hiếm khi là nguyên nhân gây điếc hoàn toàn.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây điếc tai, nhưng nói chung thường là do các bệnh của tai, hoặc do chấn thương, hoặc do sự thoái hóa cơ chế nghe. Nguyên nhân cụ thể của mỗi dạng điếc có thể khác nhau.

ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Với các trường hợp điếc dẫn truyền: Âm thanh vào tai ngoài không được dẫn truyền vào đến tai trong, có thể là do tổn thương màng nhĩ, hoặc tổn thương ba xương dẫn truyền của tai giữa là xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Ráy tai quá nhiều làm nghẽn ống tai ngoài là một nguyên nhân thường gặp ở người lớn. Trong một số trường hợp khác, xương bàn đạp không di chuyển được do xơ hóa tai nên không thể dẫn truyền âm thanh. Đối với trẻ em, viêm tai giữa nhiễm trùng và ứ đọng dịch nhầytrong tai giữa cũng là những nguyên nhân thường gặp nhất.

Với các trường hợp điếc thần kinh, tuy âm thanh vào được đến tai trong nhưng tín hiệu không được truyền lên não, do tổn thương các cấu trúc của tai trong, hoặc tổn thương dây thần kinh thính giác nối từ tai trong lên não. Đây có thể là do khiếm khuyết tai bẩm sinh do yếu tố di truyền, cũng có thể do chấn thương trong lúc sinh, hoặc do bào thai bị tổn thương trong giai đoạn phát triển. Tổn thương cũng có thể xảy ra sau khi sinh do hậu quả của chứng vàng da nặng. Tiếp xúc với tiếng ồn lâu ngày cũng làm tổn thương ốc tai và mê đạo, gây ra điếc thần kinh. Một số loại thuốc, chẳng hạn như streptomycin và gentamycin có thể gây tổn thương thần kinh thính giác (acoustic nerve). Nguyên nhân tự nhiên thường gặp là sự thoái hóa theo tuổi già của ốc tai và mê đạo, được xem như sự giảm thính lực tự nhiên do tuổi già. Có khoảng 25% người trên 65 tuổi bị điếc không hồi phục do nguyên nhân thoái hóa này.

Chẩn đoán

Cần chẩn đoán phân biệt các trường hợp điếc một tai hoặc điếc cả hai tai, và điếc phát triển dần qua thời gian hay xuất hiện đột ngột. Nếu có kèm theo một trong các triệu chứng như ù tai, chóng mặt, buồn nôn... có thể là dấu hiệu bị viêm mê đạo. Kiểm tra các loại thuốc bệnh nhân vừa uống trong thời gian gần đây để xem có bất cứ loại thuốc nào gây ảnh hưởng đến thính lực hay không. Những trẻ điếc bẩm sinh thường được cha mẹ phát hiện trước tiên. Tuy nhiên, những lần kiểm tra định kỳ có thể giúp phát hiện tình trạng mất khả năng nghe do ứ đọng dịch nhầy ở tai giữa. Dùng dụng cụ soi tai để phát hiện các trường hợp ráy tai làm nghẽn tai ngoài, hoặc viêm, thủng màng nhĩ... Làm thử nghiệm chức năng nghe để xác định là điếc dẫn truyền hay điếc thần kinh.

Điều trị

Tùy theo nguyên nhân được xác định, việc xử trí từng trường hợp có thể khác nhau:

Đối với trẻ em bị điếc bẩm sinh do di truyền, thường không thể điều trị được, nên biện pháp cải thiện duy nhất là dạy cho các em biết giao tiếp bằng ngôn ngữ dấu hiệu. Các trường hợp điếc dẫn truyền do ứ đọng dịch nhầy trong tai giữa được xử trí bằng phẫu thuật dẫn lưu dịch ra ngoài qua lỗ ở màng nhĩ. Làm sạch ráy tai nếu đây là nguyên nhân gây giảm thính lực. Thận trọng không gây thương tổn cho tai trong quá trình lấy ráy tai. Nên dùng nước ấm bơm vào tai để làm mềm ráy tai trước khi lấy ra. Đa số các trường hợp thủng màng nhĩ chỉ cần được bảo vệ tốt, lỗ thủng sẽ tự lành sau một thời gian. Nhưng nếu không tự lành thì phải tiến hành phẫu thuật sửa chữa tạo hình màng nhĩ. Trong các trường hợp điếc dẫn truyền do xơ hóa tai, cần phẫu thuật cắt bỏ xương bàn đạp và thay thế bằng một vật thể nhân tạo có khả năng dẫn truyền âm thanh. Giảm thính lực do tuổi già thường không thể điều trị được, nhưng có thể giúp tăng thính lực bằng các dụng cụ trợ thính, khuyếch đại âm thanh, máy nghe gắn vào tai...

Hiện nay phương pháp phổ biến là sử dụng máy trợ thính có khả năng khuếch đại âm thanh từ hai bên tai về não để tăng cảm nhận âm thanh. Thiết bị này giúp bệnh nhân khắc phục các trở ngại khi nghe điện thoại, radio, xem truyền hình hoặc nói chuyện trước đám đông vì giúp khuếch đại tín hiệu âm thanh lên nhiều lần. Tuy nhiên, máy trợ thính cũng có những hạn chế như: người bệnh cần thời gian để thích nghi, phải vệ sinh máy thường xuyên, đặc biệt đối với người già, việc sử dụng máy móc rườm rà là điều rất phiền toái.

Bên cạnh dùng máy trợ thính, hiện nay, nhiều bác sĩ cũng như người cao tuổi đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, tiện lợi cho việc sử dụng để tăng cường thính lực. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng Kim Thính. Với thành phần chính là cây cối xay từ lâu đã được dân gian sử dụng hữu hiệu trong điều trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, điếc tai, ù tai, đau tai, kết hợp với các dược liệu quý khác như: vảy ốc, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa… Kim Thính có tác dụng tăng cường tuần hoàn và dưỡng chất cho thần kinh tai, chống viêm nhiễm ở tai, giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa suy giảm thính lực, cải thiện sức nghe, đặc biệt đối với người cao tuổi, người làm việc trong môi trường tiếng ồn. Kim Thính là sản phẩm thiên nhiên hàng đầu dùng cho người bị suy giảm thính lực tại Việt Nam.

Để cập nhật những thông tin về bệnh suy giảm thính lực, xin mời truy cập trang web: https://suygiamthinhluc.info