Thính lực đồ là biểu đồ minh họa thính lực khả dụng của một người và mức độ Nghe kém ở mỗi bên tai của người đó. Dọc theo phần trên của biểu đồ, có các con số từ 125 đến 8000 Các con số này chỉ tần số, hay độ cao của âm.
Tần số được biểu thị theo các chu kỳ dao động mỗi giây, hoặc Hz. Tần số càng cao, thì độ cao của âm càng cao. Ví dụ, các âm 250 Hertz(Hz) giống như tiếng nước chảy nhỏ giọt ở vòi nước trong khi tiếng đổ chuông âm độ cao của điện thoại là 8000Hz.
Thính lực đồ
Cường độ âm được đo bằng decibels. 0 decibels (0 dB) không có nghĩa là "không có âm thanh". Âm thanh đó chỉ rất khẽ. Mức độ âm khi đàm thoại với nhau ở khoảng 65 dB, và 120dB là rất to – to như âm thanh chiếc phản lực cất cánh khi bạn đang đứng cách đó 25m. Các con số nằm dọc theo biểu đồ chỉ các mức độ nghe theo đơn vị decibels.
Trong khi kiểm tra thính lực, một nhà thính học mở một âm thanh với một tần số ở một thời điểm. Âm thanh nhỏ nhất mà người ta có thể nghe được ở mỗi tần số được đánh dấu trên thính lực đồ ở tần số đó cùng với cường độ. Đây gọi là "ngưỡng nghe".
Thính lực đồ của bạn là "hình ảnh" về khả năng nghe của bạn. Thính lực đồ của bạn chỉ ra rằng khả năng nghe của bạn thay đổi bao nhiêu so với mức bình thường, và nếu có vấn đề Nghe kém, thì vấn đề đó nằm ở đâu. Có các loại và mức độ Nghe kém khác nhau. Tùy thuộc vào phần nào của tai bị ảnh hưởng, các chuyên gia thường phân biệt giữa bốn loại Nghe kém chính: Nghe kém dẫn truyền, Nghe kém thần kinh giác quan, Nghe kém hổn hợp và Nghe kém thần kinh.
Một nhà thính học hay một chuyên gia về thính lực có thể giúp bạn xác định xem bạn có bi Nghe kém không. Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ, họ sẽ đề xuất cho bạn một giải pháp phù hợp.
Theo Medel