Chứng ù tai do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể gặp ở nhiều người bệnh khác nhau. Việc hỗ trợ hỗ trợ điều trị , tùy theo mức độ nặng, nhẹ và các triệu chứng kèm theo.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa


Hỗ trợ hỗ trợ điều trị theo nguyên nhân khi xác định được nguyên nhân của ù tai. Tuy nhiên, khi chỉ có triệu chứng ù tai đơn thuần thì biện pháp hỗ trợ hỗ trợ điều trị thường là tập cho bệnh nhân “sống chung” với tiếng ù trong tai.


Có nhiều biện pháp nhằm làm giảm độ lớn của tiếng ù cũng như tăng sức chịu đựng cho bệnh nhân: Tránh những yếu tố kích thích có thể làm nặng thêm ù tai như tiếng ồn, rượu, nicotine, caffein, nước có chứa quinine và hạn chế dùng aspirin. Nicotine và caffeine làm co mạch gây tăng tốc độ máu chảy đưa đến tăng tiếng ù; rượu gây dãn mạch làm tăng lượng máu đến tai trong. Nếu làm việc trong môi trường ồn ào, cần mang dụng cụ bảo vệ tai để tránh làm nặng thêm tình trạng ù tai sẵn có.


Khi ở môi trường yên tĩnh tiếng ù có thể lớn hơn do không bị sao nhãng bởi các âm thanh bên ngoài. Do đó, chúng ta có thể giúp người bệnh tạo ra những âm thanh dễ chịu như tiếng nhạc êm dịu hay có thể dùng máy tạo tiếng động để tạo ra tiếng nước chảy, tiếng sóng, hay tiếng mưa rơi… để che lấp bớt tiếng ù.


Đeo máy trợ thính cũng giúp làm giảm bớt tiếng ù bằng cách tăng âm cho những tiếng động bên ngoài. Các biện pháp giảm bớt stress như thư giãn, yoga, bơi lội, massage, đi bộ, ngủ đủ giấc… cũng giúp hạn chế tiếng ù tai nặng lên.


Để việc hỗ trợ hỗ trợ điều trị có hiệu quả tốt, người bị ù tai nên đi khám để tìm ra nguyên nhân của triệu chứng. Việc hỗ trợ hỗ trợ điều trị nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.