Nếu ba mẹ có nghi ngờ con nghe kém, nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các trung tâm trợ thính để đo thính lực, tức là tìm được ngưỡng nghe - mức cường độ tối thiểu để có thể nghe được âm đơn ở từng tần số.
Tổ chức chăm sóc sức nghe trên thế giới ước tính cứ 3 trong số 1000 trẻ sinh ra là bị nghe kém ở mức độ nhẹ hay nặng hơn. Hầu hết các ba mẹ khi đưa con đi kiểm tra thính lực đều bị mất thời gian rất dài trước đó chờ đợi, phỏng đoán và hoài nghi về khả năng nghe của con mình. “Tôi không nghĩ là con tôi bị nghe kém. Đôi lúc khi tôi gọi, bé vẫn có quay đầu lại”. Việc đo thính lực sẽ giúp ba mẹ nắm chính xác về khả năng nghe của con mình.
Ảnh minh họa
Với trẻ nhỏ, trước tiên sẽ kiểm tra bằng phép đo sàng lọc âm ốc tai hay còn gọi là đo OAE để đánh giá xem trẻ CÓ hay KHÔNG CÓ nghe kém. Nếu kết quả cho biết trẻ CÓ nghe kém, khi đó sẽ thăm kháo thêm và sẽ chỉ định để thực hiện các phép đo chuyên sâu hơn nhằm xác định thính lực của trẻ.
Để có kết quả về sức nghe hay còn gọi là kết quả thính lực hay thính lực đồ, có 2 cách để thực hiện.
Với trẻ em nhỏ < 5 tuổi: trẻ chưa biết hợp tác nên sẽ sử dụng phương pháp đo thính lực khách quan hay còn gọi là đo ASSR. Phép đo này cần thực hiện khi bé ngủ say và môi trường đo phải yên tĩnh. Phép đo này sẽ mô tả như sau: khi đo sẽ sử dụng âm thanh kiểu đơn âm kích thích vào tai của trẻ, các kỹ thuật viên sẽ gắn các đầu điện cực lên trán và sau tai của trẻ để thu nhận và ghi lại các phản hồi của thần kinh thính giác. Phép đo sẽ kéo dài khoảng 30- 45 phút, phép đo an toàn và không gây đau đớn gì cho trẻ.
Với trẻ > 5 tuổi và người lớn: thì sẽ áp dụng phép đo thính lực đơn âm chủ quan. Cách thực hiện như sau: người bệnh sẽ đeo chụp tai chuyên dụng và chú ý lắng nghe các âm thanh loại đơn âm do máy phát ra đưa thẳng vào tai. Nếu người được đo nghe được tín hiệu âm thanh thì phải bấm máy báo cho kỹ thuật viên biết. Việc đo sẽ thực hiện trên 8 tần số với các mức cường độ âm thanh khác nhau. Thời gian đo sẽ mất khoảng từ 10 đến 30 phút hoặc có thể hơn tùy vào sự hợp tác của người bệnh khi đo.
Do hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, phần lớn các bệnh viện hoặc các trung tâm thính học không thể đo thính lực cho các đối tượng < 5 tuổi mà phổ biến chỉ là đo thính lực đơn âm chủ quan cho người lớn và trẻ lớn mà thôi.
Ý nghĩa của kết quả đo thính lực
Kết quả đo thính lực (thính lực đồ) sẽ cho ta biết khả năng nghe của trẻ hoặc của chính mình ở mức độ khác biệt so với mức bình thường là bao nhiêu? Trẻ hoặc bạn sẽ gặp khó khăn ở những môi trường âm thanh nào trong cuộc sống và học tập hàng ngày? Cần phải áp dụng các thiết bị hỗ trợ như máy trợ thính chưa? Hoặc máy trợ thính thì đã đủ đáp ứng nhu cầu nghe của trẻ để học nói và phát triển ngôn ngữ chưa hay sẽ phải cấy điện cực ốc tai?...
Đo thính lực ở đâu?
Tâm lý chung của hầu hết các gia đình là nếu lo lắng về khả năng nghe của con sẽ đến các bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng hoặc các khoa thính học của các bệnh viện nhi đồng để khám. Và tất nhiên việc đi từ sáng sớm để xếp hàng chờ khám có khi mất hết cả 1 ngày. Những yếu tố thay đổi về không gian và thời gian cũng như môi trường thân quen hàng ngày khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc và nhiều khi không đo được, lại phải ra về hẹn lịch quay lại. Bác sỹ thì quá bận vì bệnh nhân quá đông chờ khám nên không còn thời gian tư vấn kỹ lưỡng cho cha mẹ…, môi trường làm việc thiếu tiện nghi cũng tạo ra những áp lực không đáng có.
Các trung tâm trợ thính lâu năm có uy tín ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng… với cơ sở thiết bị thính học hiện đại, được cập nhật liên tục với kiến thức thính học của nước ngoài đã và đang có thể thực hiện các dịch vụ đo khám, chẩn đoán thính học cũng như có thể tư vấn, giải thích chu đáo, tận tình đã giúp nhiều trẻ điếc bẩm sinh được chẩn đoán sớm và trợ giúp nghe từ rất sớm. Các cháu bé có thể đeo máy trợ thính ngay từ khoảng 4 tháng tuổi và tất nhiên với những tư vấn lựa chọn giải pháp trợ giúp nghe phù hợp theo thời điểm, trẻ sẽ hòa nhập hoàn toàn với môi trường sống và cộng động như mọi đứa trẻ nghe bình thường khác.
Hỗ trợ điều trị suy giảm thính lực bằng:
Hiện nay, nhiều bác sĩ cũng như người cao tuổi đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, tiện lợi cho việc sử dụng để tăng cường thính lực. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng Kim Thính. Với thành phần chính là cây cối xay từ lâu đã được dân gian sử dụng hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, điếc tai, ù tai, đau tai, kết hợp với các dược liệu quý khác như: vảy ốc, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa… Kim Thính có tác dụng tăng cường tuần hoàn và dưỡng chất cho thần kinh tai, chống viêm nhiễm ở tai, giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa suy giảm thính lực, cải thiện sức nghe, đặc biệt đối với người cao tuổi, người làm việc trong môi trường tiếng ồn. Kim Thính là sản phẩm thiên nhiên hàng đầu dùng cho người bị suy giảm thính lực tại Việt Nam. |
Để cập nhật những thông tin về bệnh suy giảm thính lực, xin mời truy cập trang web: https://suygiamthinhluc.info