Điếc đột ngột là cấp cứu khá thường gặp tại bệnh viện tai mũi họng. Theo phác đồ của bệnh trước đây, bệnh nhân được truyền thuốc giãn mạch và corticoid, sau 10 ngày bệnh nhân sẽ được xuất viện với các kết quả cải thiện khác nhau. Để góp phần nghiên cứu thêm vào việc hỗ trợ điều trị điếc đột ngột vô căn, từ tháng 9/2002, một nhóm nghiên cứu gồm: Bs. Chu Lan Anh, Bs. Nguyễn Thành Lợi, Bs. Huznh Khắc Cường đã áp dụng một phương pháp hỗ trợ điều trị khác: oxy cao áp và corticoid.
Cơ chế sinh bệnh
Điếc đột ngột do tổn thương bộ phận tiếp nhận thần kinh giác quan tai trong, mất hơn 30 dB tần số liên tục, xảy ra dưới 3 ngày, hầu hết là từ vài phút đến vài giờ. Về nguyên nhân, có nhiều giả thuyết khác nhau, theo Kallinen và cộng sự, có 4 nguyên nhân chính: mạch máu, nhiễm virus, vỡ cửa sổ tròn, bệnh tự miễn.
Động mạch tai trong là động mạch không có tuần hoàn nối, là nhánh tận của động mạch tiểu não trước dưới. Khi bị tắc nghẽn do huyết khối, thuyên tắc mạch, co mạch sẽ gây tình trạng thiếu máu nuôi đến cơ quan corti. Trong ốc tai, biểu hiện mô học là sự phồng lên và tổn thương cấu trúc của các sợi nhánh, thay đổi ty lập thể và tế bào cấu trúc, sự tách biệt của tế bào lông ra khỏi màng mái, phù nề nội mô, sự khép kín lại của nội động mạch chức năng do phù nề với sự tắc nghẽn vi tuần hoàn. Đó là lý do vì sao việc cung cấp oxy giúp cải thiện quá trình lành bệnh, được xem là chìa khóa giải quyết rối loạn chức năng của tai trong.
Ảnh minh họa
Nhóm nghiên cứu thực hiện so sánh giữa 2 nhóm hỗ trợ điều trị bằng oxy cao áp (OXCA) và giãn mạch. Đối tượng là các bệnh nhân bị điếc đột ngột đến khám và hỗ trợ điều trị tại khoa tai - Đầu - mặt - cổ trong thời gian từ 9/2002 - 3/2003. hỗ trợ điều trị bằng oxy cao áp khả quan hơn.
Trong 49 trường hợp nghiên cứu, kết quả cho thấy tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau. Lứa tuổi gặp nhiều nhất là 20 - 49 (81,64%), đây là lứa tuổi lao động chính. Lứa tuổi dưới 15 không gặp, có lẽ do số bệnh nhân nghiên cứu không phải khoa nhi. Tỷ lệ bệnh nhân ở thành phố chiếm đa số (81,63%), có lẽ do có điều kiện khám dễ dàng hơn. Số không hỗ trợ điều trị trước khi vào viện chiếm 63,26%, có lẽ do bệnh nhân nghĩ rằng bệnh sẽ tự bớt, chưa thấy bớt mới đi khám bệnh. Trong số bệnh nhân đến nhập viện, đa số là điếc 1 tai (chiếm 85,7%), giữa 2 tai không có sự khác biệt đáng kể. Về hình dạng đường thính lực, hình dạng giảm âm cao có vẻ trội hơn một chút so với những hình dạng kia.
Trong nhóm hỗ trợ điều trị oxy cao áp, 40,90% số bệnh nhân đến khám ban đầu có mức độ điếc nặng, trong khi đó ở nhóm truyền thuốc giãn mạch, mức độ tương đối nặng, nặng, đặc. Trong nhóm hỗ trợ điều trị oxy cao áp 85,71% trường hợp điếc nặng có cải thiện tốt và 14,28% có cải thiện. Trong khi ở nhóm hỗ trợ điều trị giãn mạch: 42,57% trường hợp cải thiện tốt và có cải thiện ở nhóm oxy cao áp là 77,27%, trong nhóm giãn mạch là 67,65%.
Nhĩ lượng đồthay đổi dạng As (4 ca) vào ngày thứ năm, sau đó chỉ còn 1 ca vào ngày thứ 10, có thể giải thích do có tình trạng viêm tai giữa tiết dịch tạm thời khi thở oxy cao áp, sau đó giảm đi. Mức cải thiện nghe trong trường hợp có thính lượng đồ (TLĐ) dạng giảm âm trầm là 75% ở thở oxy cao áp (trong đó 62,5% là cải thiện tốt); trong khi đó ở nhóm hỗ trợ điều trị giãn mạch cải thiện 90% (trong đó chỉ có 20% là tốt).
Trong nhóm thở OXCA, những bệnh nhân giảm âm trầm có mức cải thiện nghe trên tốt là 62,5% so với 25% ở những bệnh nhân giảm âm cao, trong khi đó ở nhóm hỗ trợ điều trị giãn mạch không có sự khác biệt đáng kể trong nhóm này, mức độ không cải thiện ở dạng đường thính lực ngang là 44,44%, và ở dạng giảm âm cao là 33.33%, so sánh với 16,67% và 12,5% ở nhóm OXCA.
Nói chung về tiên lượng thì những bệnh nhân có hình dạng giảm âm trầm có tiên lượng tốt hơn. Không thấy có sự khác biệt giữa nhóm có choáng váng hay không, có thể do trong nhóm hỗ trợ điều trị , số bệnh nhân choáng váng chỉ là xây xẩm, chứ không phải là chóng mặt thật sự (khám tiền đình không ghi nhận bất thường). Bệnh nhân bị điếc 1 tai có sự cải thiện tốt hơn là bị điếc 2 tai (81,81% ở nhóm điếc 1 tai so với 50% ở nhóm điếc 2 tai). Thời gian nhập viện càng sớm thì khả năng hồi phục cao hơn: 76,19% ở nhóm đến vào tuần thứ 1, so với 50% ở nhóm đến vào tuần thứ 2. Mức cải thiện tốt ở nhóm dưới 40 tuổi là 37,93% so với 14,81% ở nhóm trên 40 tuổi. Mức không cải thiện ở nhóm dưới 40 tuổi là 24,14% so với 33,34% ở nhóm trên 40 tuổi. Như vậy tuổi dưới 40 có sự cải thiện tốt hơn. Trong 2 bệnh nhân đã được hỗ trợ điều trị 10 ngày bằng thuốc giãn mạch được xuất viện, có một bệnh nhân cải thiện thêm 34dB sau khi thở oxy cao áp (mặc dù trong thời gian hỗ trợ điều trị giãn mạch chỉ cải thiện 14dB). Điều này cũng mở ra một hy vọng trong việc hỗ trợ điều trị bằng oxy cao áp ở đối tượng bệnh này. Về tác dụng phụ khi thở oxy cao áp, nhóm nghiên cứu không ghi nhận gì đặc biệt ngoại trừ 5 ca giảm thị lực nhẹ tạm thời sau thi thở và sáng dần lại vào nhày thứ 9,10.
Về triệu chứng ù tai, trong nhóm hỗ trợ điều trị oxy cao áp, cải thiện và hết l 18/22 ca (81,82%), trong nhóm hỗ trợ điều trị giãn mạch là 24/27 ca (88,89%), còn triệu chứng chóng mặt cải thiện 100% ở cả 2 nhóm. Tỷ lệ cải thiện trung bình trong nhóm nhập viện sớm dưới 7 ngày là 30,47% dB ở nhóm oxy cao áp là 25,33dB ở nhóm giãn mạch (trong trường hợp điếc 1 tai) và 19,04% ở nhóm giãn mạch (tính luôn cả nhóm điếc 1 và 2 tai). Qua nghiên cứu, các bác sĩ kết luận: bước đầu hỗ trợ điều trị bằng oxy cao áp cho các kết quả khả quan hơn so với hỗ trợ điều trị thuốc giãn mạch ở một số điểm như:
+ Tỷ lệ cải thiện tốt cao hơn trong nhóm điếc nặng (85,71%) so với 42,86%).
+ Tỷ lệ có cải thiện và cải thiện tốt cao hơn (77,27% so với 67,65%).
+ Có một trường hợp sau 10 ngày sau hỗ trợ điều trị giãn mạch chỉ cải thiện 14 dB, sau đó cho thở oxy cao áp10 ngày cải thiện thêm 34 dB.
+ Tỷ lệ cải thiện trung bình ở nhóm hỗ trợ điều trị oxy cao áp trong 7 ngày đầu là 30,47% dB so với 25,33 dB nhóm giãn mạch.
+ Không ghi nhận tác dụng phụ đáng kể ở những bệnh nhân thở oxy cao áp, ngoại trừ triệu chứng giảm thị lực tam thời.
Các yếu tố tiên lượng xấu nói chung trong cả 2 nhóm là: tuổi dưới 40, điếc 2 tai, thời gian nhập viện trên 7 ngày, thính lực đồ dạng giảm âm cao.
Vừa qua, lần đầu tiên xuất hiện một sản phẩm giúp hỗ trợ hỗ trợ điều trị các trường hợp suy giảm thính lực, ù tai, điếc tai, giúp bảo vệ đôi tai khỏi những âm thanh độc hại đã xuất hiện tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Sản phẩm này có tên là Kim Thính. Thực phẩm chức năng Kim Thính này có thành phần chính là cây cối xay - một vị thuốc được dân gian sử dụng rất hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, điếc tai, ù tai, đau tai, được kết hợp với các dược liệu quý như: vảy ốc, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa… giúp bồi bổ can thận, tăng tuần hoàn và cung cấp ôxy cho tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, chống viêm nhiễm, ổn định thính lực.
Với những ưu điểm đó, thực phẩm chức năng Kim Thính thích hợp sử dụng cho những người muốn hỗ trợ hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy giảm thính lực. Để hỗ trợ hỗ trợ điều trị , người bệnh nên dùng Kim Thính với liều 2-4 viên/lần, ngày 2 lần, liên tục từ 3-6 tháng. Với những người xuất hiện nguy cơ, nên uống với liều 1-3 viên/lần, ngày 2 lần, từ 3-6 tháng để đạt kết quả tốt nhất.
Để cập nhật những thông tin về bệnh của suy giảm thính lực, xin mời truy cập trang web: suygiamthinhluc.info