Tại phòng khám chuyên khoa tai mũi họng, thỉnh thoảng lại có bệnh nhân vẻ mặt lo âu hốt hoảng nói với bác sĩ: "Bác sĩ ơi, sáng nay ngủ dậy tôi tự dưng không nghe được nữa"…

Làm sao không hốt hoảng được, khi mới hôm qua đây họ còn nghe được mọi âm thanh của cuộc sống… vậy mà bỗng dưng sáng nay ngủ dậy xung quanh im ắng như tờ, con nói gì cũng không nghe được, ti vi mở thật lớn cũng không nghe thấy… Trường hợp điếc bẩm sinh, do không cảm nhận âm thanh từ lúc mới sinh ra nên không bị sốc tâm lý như trên. Nhưng những người nghe bình thường, được hưởng thụ mọi âm thanh sống động, tươi đẹp của cuộc sống, tự dưng không còn nghe thấy gì nữa thì cảm thấy như một thảm họa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những trường hợp bị điếc “Bỗng dưng bị điếc” thường rơi vào 2 trường hợp: một trường hợp là bệnh thông thường và một trường hợp thuộc bệnh cấp cứu của chuyên khoa tai mũi họng.

Trường hợp đầu tiên là ráy tai lâu ngày không lấy, tắm gội để nước vào tai làm ráy tai nở ra bít kín ống tai ngoài ngăn cản đường truyền âm thanh đến màng nhĩ vì vậy không nghe được. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, chiều tối chúng ta thường tắm rửa sạch sẽ mới đi ngủ vì vậy, thường sáng ngủ dậy mới phát hiện không nghe được. Không nghe được 1 hay 2 tai tùy thuộc vào ráy tai 2 bên nhiều hay ít và mức độ nước vào tai. Tuy nhiên, trường hợp này hay bị không nghe cả 2 tai hơn là bị 1 tai. Đối với trường hợp này, bệnh nhân (BN) cũng rất lo sợ, nhưng với bác sĩ, đây là ca bệnh dễ xử lý nhất. Chỉ cần lấy sạch ráy tai cho BN, họ nghe lại bình thường ngay lập tức.

Trường hợp thứ 2 là bị “điếc đột ngột”:

Điếc đột ngột được định nghĩa là giảm nghe lớn hơn 30dB ít nhất ở 3 tần số liền kề trong vòng 72 giờ hoặc ít hơn. Nó thường xảy ra nhiều nhất ở nhóm tuổi 30 - 60, tần suất bị ở nam nữ như nhau. Mặc dù được gọi là đột ngột, thính lực dường như không giảm đột ngột mà thường xảy ra trong vài giờ.

Điếc đột ngột có thể ảnh hưởng rất khác nhau ở mỗi người. Điếc đột ngột thường bị một bên (chỉ ảnh hưởng một bên tai) và thường kèm theo ù tai; chóng mặt, hoặc cả hai triệu chứng này. Mức độ thính giác có thể khác nhau từ nhẹ đến nặng, và có thể ảnh hưởng đến các phần khác nhau của các dải tần số nghe. Điếc đột ngột có thể bị tạm thời hoặc vĩnh viễn. Khoảng 1/3 người bị điếc đột ngột khi thức dậy vào buổi sáng. 20 - 60% BN điếc đột ngột có kèm theo chóng mặt.

Những nguyên nhân và việc hỗ trợ điều trị

Chỉ có 10 - 15% BN điếc đột ngột biết mình bị điếc do nguyên nhân gì.

Những nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:

- Các bệnh nhiễm virút như: viêm tiền đình, viêm thần kinh thính giác, viêm não, màng não, quai bị, rubella, thủy đậu, HIV…

- Các bệnh nhiễm trùng như: viêm tai, viêm màng não, viêm tiền đình, giang mai giai đoạn 3…

- Các chấn thương đầu, tai.

- Các bệnh mạch máu như: thiếu máu, co thắt mạch máu, xơ cứng mạch máu, thuyên tắc mạch máu do máu cục, xuất huyết tai trong…

- Các bệnh ung thư như: ung thư thần kinh thính giác, ung thư di căn…

- Các bệnh thần kinh như: bệnh đa xơ cứng, bệnh Meniere, migrain.

- Ngoài ra còn có các bệnh tự miễn, bị ngộ độc ví dụ bị rắn độc cắn, các loại thuốc gây ngộ độc tai…

Các nguyên nhân này làm giảm hoặc ngăn máu và không khí đến tai trong, vì vậy các tế bào thần kinh thính giác có rất nhiều ở tai trong bị thương tổn. Ở trẻ nhỏ, mạch máu rất nhỏ vì vậy khi động mạch tai trong của trẻ bị co thắt rất dễ dẫn đến tình trạng thần kinh tai trong không được nuôi dưỡng gây điếc.

“Thời gian vàng” để hỗ trợ điều trị điếc đột ngột lý tưởng là từ 24 - 48 tiếng nhưng những trường hợp sau 14 ngày hỗ trợ điều trị vẫn cho một số kết quả.

Bệnh có tỉ lệ tự hồi phục tương đối cao. Mattox và Simmons báo cáo tỉ lệ phục hồi tự phát “các mức độ nghe chức năng” là 65%. Những người hồi phục 50% nghe trong 2 tuần đầu tiên sau điếc đột ngột có tiên lượng tốt hơn so với những người không hồi phục ở tỉ lệ này. Tái phát của điếc đột ngột hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra.

Tiên lượng hỗ trợ điều trị sẽ tốt hơn nếu chỉ giảm nhẹ thính lực, không chóng mặt, và hỗ trợ điều trị nhanh chóng (trong vòng 1 tuần).

Như vậy “bỗng dưng bị điếc” tốt nhất là nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng ngay. Nếu chỉ vì ráy tai thì sau khi lấy ráy tai ra sẽ hết khó chịu.

Nếu là bị bệnh “điếc đột ngột” thì cũng kịp thời cứu chữa tiên lượng khỏi bệnh sẽ cao hơn.

Vừa qua, lần đầu tiên xuất hiện một sản phẩm giúp hỗ trợ hỗ trợ điều trị các trường hợp suy giảm thính lực, ù tai, điếc tai, giúp bảo vệ đôi tai khỏi những âm thanh độc hại đã xuất hiện tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Sản phẩm này có tên là Kim Thính. Thực phẩm chức năng Kim Thính này có thành phần chính là cây cối xay - một vị thuốc được dân gian sử dụng rất hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, điếc tai, ù tai, đau tai, được kết hợp với các dược liệu quý như: vảy ốc, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa… giúp bồi bổ can thận, tăng tuần hoàn và cung cấp ôxy cho tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, chống viêm nhiễm, ổn định thính lực.

Với những ưu điểm đó, thực phẩm chức năng Kim Thính thích hợp sử dụng cho những người muốn hỗ trợ hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy giảm thính lực. Để hỗ trợ hỗ trợ điều trị, người bệnh nên dùng Kim Thính với liều 2-4 viên/lần, ngày 2 lần, liên tục từ 3-6 tháng. Với những người xuất hiện nguy cơ, nên uống với liều 1-3 viên/lần, ngày 2 lần, từ 3-6 tháng để đạt kết quả tốt nhất.

Để cập nhật những thông tin về bệnh của suy giảm thính lực, xin mời truy cập trang web: suygiamthinhluc.info