“Điếc đột ngột ngày càng nhiều ở người trẻ, tập trung chủ yếu ở giới văn phòng, người làm việc trong môi trường tiếng ồn, những người thường xuyên làm việc căng thẳng. Đáng tiếc là nhiều người chủ quan, đến viện muộn nên bị điếc vĩnh viễn”, BS Lan cho biết.
Chị Quỳnh Trang (36 tuổi, Phố Nối, Hưng Yên) cho biết, tôi đang làm việc bình thường tại cơ quan, đột nhiên cảm thấy choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, trong tai có tiếng e…e như có tiếng ve kêu, dế kêu. Tưởng mình làm việc căng thẳng nên mệt, tôi về nhà nghỉ ngơi. Vài ngày sau hiện tượng trên không giảm, nghĩ mình thiếu máu (do vừa bị sảy thai cách đó 2 tuần), tôi đi bắt mạch cắt thuốc bắc uống. Mới uống được 1 tuần, tôi không còn nghe thấy gì nữa, tôi như bị cô lập với thế giới bên ngoài. Hoảng hốt, đến viện Tai Mũi Họng TƯ khám thì được chẩn đoán bị điếc đột ngột. Do đến chậm (sau khi bị bệnh 16 ngày) khả năng nghe của tôi không còn phục hồi được nữa (trao đổi với chị Trang, pv phải viết câu hỏi ra giấy).
Trao đổi với Dân Trí, BS. Trưởng khoa Thính học & Phục hồi chức năng viện Tai Mũi Họng TƯ, BS Lê Thị Lan cho biết: Nếu như trước đây “điếc đột ngột” thường xảy ra với những người ở tuổi trung niên thì nay bệnh đang có xu hướng “trẻ hóa”. Trên 55% trường hợp bị điếc đột ngột là ở độ tuổi 15-40 và số bệnh nhân nam cao gần gấp đôi nữ.
“Điếc đột ngột thường không có dấu hiệu báo trước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng điếc đột ngột như tổn thương màng nhĩ, bị các bệnh đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tuổi cao, tổn thương dây thần kinh (viêm màng não, virus, giang mai, u dây thần kinh...), viêm nhiễm tai, do ngộ độc (rượu, thuốc lá...), các loại siêu vi trùng quai bị, sởi, virus cúm. Thêm một nguyên nhân rất quan trọng là ở các đô thị phát triển cao thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ nhiều hơn do bị căng thẳng, lo âu, stress, tiếng ồn...”, BS Lan chia sẻ.
Để phòng tránh điếc đột ngột, BS. Đinh Thị Hợi, Chuyên gia thính học, Trung tâm Thính học Cát Tường cho biết, việc xác định rõ nguyên nhân gây điếc cấp tính vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, bác sĩ vẫn chủ yếu hỗ trợ điều trị triệu chứng bằng nội khoa. Bệnh nhân đến khám càng sớm thì khả năng phục hồi càng cao. Nếu chậm chễ (sau 3 tuần) có thể điếc vĩnh viễn, sau 1 tuần chỉ còn 20-30% và nếu đến ngay ngày đầu tiên thì khả năng chữa khỏi là 70-80%.
Bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh suy giảm thính lực, tránh làm việc quá căng thẳng, hạn chế tình trạng stress nhằm hạn chế những tổn thương gây tắc mạch máu nuôi tai. Hạn chế dùng các chất kích thích, đề phòng các chấn thương gây ảnh hưởng đến vùng tai. Tránh tiếp xúc với tiếng ồn cao. Với trẻ nhỏ, hãy tạo môi trường yên tĩnh cho trẻ, hạn chế cho trẻ nghe nhạc bằng tai nghe để kiểm soát được âm lượng.
Vừa qua, lần đầu tiên xuất hiện một sản phẩm giúp hỗ trợ hỗ trợ điều trị các trường hợp suy giảm thính lực, ù tai, điếc tai, giúp bảo vệ đôi tai khỏi những âm thanh độc hại đã xuất hiện tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Sản phẩm này có tên là Kim Thính. Thực phẩm chức năng Kim Thính này có thành phần chính là cây cối xay - một vị thuốc được dân gian sử dụng rất hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, chữa điếc tai, ù tai, đau tai, được kết hợp với các dược liệu quý như: vảy ốc, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa… giúp bồi bổ can thận, tăng tuần hoàn và cung cấp ôxy cho tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, chống viêm nhiễm, ổn định thính lực.
Kim Thính giúp tăng cường sức khỏe thính giác
Với những ưu điểm đó, thực phẩm chức năng Kim Thính thích hợp sử dụng cho những người muốn hỗ trợ hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy giảm thính lực. Để hỗ trợ hỗ trợ điều trị , người bệnh nên dùng Kim Thính với liều 2-4 viên/lần, ngày 2 lần, liên tục từ 3-6 tháng. Với những người xuất hiện nguy cơ, nên uống với liều 1-3 viên/lần, ngày 2 lần, từ 3-6 tháng để đạt kết quả tốt nhất.
Để cập nhật những thông tin về bệnh của suy giảm thính lực, xin mời truy cập trang web: suygiamthinhluc.info