Khi thấy ù tai, chóng mặt và không nghe được, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng điếc đột ngột mà bạn không nên xem thường.

Theo các bác sĩ, khi có dấu hiệu của trình trạng điếc đột ngột, người bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa càng sớm càng tốt để được hỗ trợ điều trị. Bởi nếu không được hỗ trợ điều trị sớm, điếc đột ngột có thể khiến bạn mất đi thính lực suốt đời.

Anh Nguyễn Công Huy ở Hoài Đức, Hà Nội sau khi bị lạnh do trúng gió đã thấy thính lực của mình bị suy giảm. Anh Huy cho biết: “Tôi thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tai ù... hỗ trợ điều trị ở nhà không đỡ vào viện được chẩn đoán là điếc đột ngột”. Được các bác sĩ chẩn đoán là điếc đột ngột tai trái với tình trạng điếc sâu, cộng thêm việc đi khám chậm trễ sau 7 ngày nên khả năng phục hồi thính lực của anh Huy là chưa thể khẳng định.

Bác sĩ Lê Hồng Anh, Khoa Tai Thần kinh, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết: “Tiên lượng hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như tuổi, bệnh nhân Huy có thuận lợi là tuổi trẻ. Thứ 2 là thời gian vào viện, bệnh nhân vào viện sau 7 ngày là không kịp thời, khó hồi phục lại cộng thêm tình trạng điếc sâu rất khó nói trước”.Điếc đột ngột được xem là bệnh mang tính cấp cứu. Bệnh nhân bị điếc không phải do thủng màng nhĩ bởi ảnh hưởng của tiếng ồn mà do hẹp mạch máu nuôi thần kinh tai trong, gây thiếu máu nuôi thần kinh thính giác. Vì đây là bệnh mang tính cấp cứu nên việc hỗ trợ điều trị phải được tiến hành ngay khi phát hiện mắc bệnh.

Do xảy ra đột ngột, không có triệu chứng báo trước nên đa phần bệnh nhân tới bệnh viện muộn, khiến viêc hỗ trợ điều trị gặp nhiều khó khăn. Dựa vào các nguyên nhân thường gặp và kinh nghiệm nghề nghiệp của bản thân, bác sĩ sẽ đưa ra một số phác đồ hỗ trợ điều trị cấp cứu có hiệu quả. Việc chẩn đoán và hỗ trợ điều trị sớm bệnh điếc đột ngột có tầm quan trọng đặc biệt, sức nghe có thể hồi phục hoàn toàn nếu được hỗ trợ điều trị kịp thời. Nếu bệnh nhân để muộn mới đến bệnh viện để xử lý rất có thể để lại di chứng điếc vĩnh viễn.

Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh suy giảm thính lực, cần tránh làm việc quá căng thẳng, hạn chế tình trạng stress nhằm hạn chế những tổn thương gây tắc mạch máu nuôi tai. Hạn chế dùng các chất kích thích, đề phòng các chấn thương gây ảnh hưởng đến vùng tai, tránh tiếp xúc với tiếng ồn cao. Với trẻ nhỏ, hãy tạo môi trường yên tĩnh cho trẻ, hạn chế cho trẻ nghe nhạc bằng tai nghe để kiểm soát được âm lượng.

Diệu Thuần (Theo VTC)