Bệnh điếc nghề nghiệp (ĐNN) do tiếng ồn trong môi trường lao động là một trong những bệnh nghề nghiệp (BNN) mà người lao động (NLĐ) hay gặp nhất ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Tiếng ồn không chỉ gây điếc mà còn gây ra nhiều bệnh khác như tim mạch, cao huyết áp, thậm chí là bị điên bởi thần kinh của NLĐ bị những tác động quá mạnh.

Tiếng ồn vượt mức cho phép và những hậu quả

Các chuyên gia y tế cho rằng, con người có thể nghe được âm thanh từ 16 đến 20.000 Megahec (Hz) và nghe tốt nhất là từ 500 đến 4.000 Hz. Tuy nhiên, trên thực tế, những tiếng ồn trong các dây chuyền sản xuất của nhiều nhà máy xí nghiệp, công trường xây dựng, làng nghề tư nhân là rất lớn. Trong khi đó, rất ít NLĐ sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động đề hạn chế tiếng ồn tác động trực tiếp vào tai.

 Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

NLĐ phải tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn và đặc biệt là tiếng ồn có cường độ cao, tai sẽ bị nghễnh ngãng và dần dẫn đến điếc vĩnh viễn. Trong môi trường lao động công nghiệp, người công nhân phải làm việc khi tiếng ồn cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép 85 dBA trong 8 giờ/ngày và kéo dài trên 3 tháng thì có nguy cơ bị ĐNN.

Ở Việt Nam, tiêu chuẩn tiếng ồn trong 8 giờ làm việc của NLĐ là 85 dBA. Kết quả của các nghiên cứu về tác hại của tiếng ồn đến sức khỏe và sức nghe của NLĐ làm việc ở nhiều ngành nghề cho thấy, tỷ lệ bệnh ĐNN của NLĐ ở ngành dệt chiếm từ 11 đến 14%; thợ khoan đá chiếm 18%; thủy thủ tàu biển là 18%; công nhân ngành giấy là 3,6% và ngành xi măng chiếm 6,4%.

Các nhà chuyên môn của Viện Y học lao động và Môi trường sau khi khảo sát, nghiên cứu về tiếng ồn tại nơi làm việc của 431 NLĐ thì có trên 90% số người được hỏi cho rằng, nơi làm việc rất ồn trong đó tỷ lệ bị ù tai chiếm gần 60%, số NLĐ bị tức tai là từ 17,4 đến 18,8%, tỷ lệ người nghe kém chiếm từ 42 đến 45,5%.

Khi NLĐ bị điếc do môi trường lao động có tiếng ồn vượt mức cho phép thì khả năng nghe không thể hồi phục. Nghĩa là, dù có ngừng tiếp xúc với tiếng ồn thì mức độ điếc vẫn không giảm do tiếng ồn đã tác động và làm hỏng tế bào nghe của ốc tai. Tiếng ồn không chỉ gây điếc mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của NLĐ. Khi NLĐ tiếp xúc với tiếng ồn lớn và trong thời gian dài sẽ rối loạn một số hệ cơ quan trong cơ thể mà phổ biến nhất là hội chứng suy nhược thần kinh như đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ. Nếu bị nặng có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần và bị điên.

Theo một nghiên cứu được tiến hành với nhiều công nhân Nhà máy Dệt Nam Định thì có 85,2% NLĐ bị mệt mỏi, trên 18% công nhân bị mất ngủ. Bên cạnh đó, NLĐ còn có thể bị các hội chứng dạ dày tá tràng, bệnh về tim mạch, cao huyết áp... do phải tiếp xúc với tiếng ồn khi lao động. Các nghiên cứu trên đã đưa ra kết luận, tỷ lệ tăng huyết áp do tiếng ồn của nhiều NLĐ ở khu vực miền Nam là 10,4%, miền Trung là 11,8%, còn riêng đối với công nhân dệt bị cao huyết áp là 12%.

Theo Hội chống tiếng ồn Thế giới, tại các nước công nghiệp hóa, trung bình có 1/4 đến 1/3 số người phải lao động trong môi trường có tiếng ồn. Ở Mỹ, ước tính có gần 8 triệu công nhân phải tiếp xúc với tiếng ồn có mức gây tổn thương cho sức nghe. Còn tại Úc, có khoảng 500.000 người làm việc trong môi trường có tiếng ồn nguy hại, tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp đền bù cho bệnh nhân bị ĐNN mà quốc gia này phải bỏ ra là khoảng 70 triệu đô la/năm.

Có thể phòng tránh được

Một điều đặc biệt nguy hiểm đối với người bị ĐNN do tiếng ồn là giai đoạn đầu NLĐ không nhận biết được mình bị điếc để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Vì thời gian đầu, chỉ có tế bào cảm nhận âm thanh cao ở tai NLĐ bị hỏng nên quá trình giao tiếp vẫn chưa ảnh hưởng. NLĐ chỉ phát hiện được mình có bị ĐNN hay không khi kiểm tra sức nghe bằng máy đo sức nghe. Hiện nay bệnh ĐNN đã được xếp vào danh mục 21 BNN được bảo hiểm ở Việt Nam.

Tác hại của tiếng ồn đến sức khỏe của con người là rất lớn, trực tiếp làm giảm năng suất lao động và gián tiếp giảm chất lượng cuộc sống của NLĐ. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Thị Toán, trưởng phòng khám BNN, Viện Y học lao động - Vệ sinh môi trường, NLĐ có thể chủ động phòng chống được những tác hại mà tiếng ồn gây ra đối với cơ thể như tuyệt đối phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, đeo nút tai chống ồn trong quá trình làm việc khi phải tiếp xúc với tiếng ồn và bố trí thời gian làm việc không quá 8 giờ/ngày hoặc không nên làm việc liên tục trong 8 giờ

Các cơ sở sử dụng lao động cũng cần có những biện pháp nhằm giảm thiểu những nguồn gây ra tiếng ồn như dần thay thế các dây chuyền sản xuất lạc hậu, trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cho NLĐ và cùng các cơ quan chức năng tăng cường phổi hợp tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của NLĐ trước những tác hại mà tiếng ồn có thể gây ra.

(Theo Báo Phụ nữ Việt Nam)

Vừa qua, lần đầu tiên xuất hiện một sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị các trường hợp suy giảm thính lực, ù tai, điếc tai, giúp bảo vệ đôi tai khỏi những âm thanh độc hại đã xuất hiện tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Sản phẩm này có tên là Kim Thính. Thực phẩm chức năng Kim Thính này có thành phần chính là cây cối xay - một vị thuốc được dân gian sử dụng rất hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, điếc tai, ù tai, đau tai, được kết hợp với các dược liệu quý như: vảy ốc, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa… giúp bồi bổ can thận, tăng tuần hoàn và cung cấp ôxy cho tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, chống viêm nhiễm, ổn định thính lực.

Với những ưu điểm đó, thực phẩm chức năng Kim Thính thích hợp sử dụng cho những người muốn hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy giảm thính lực. Để hỗ trợ điều trị, người bệnh nên dùng Kim Thính với liều 2-4 viên/lần, ngày 2 lần, liên tục từ 3-6 tháng. Với những người xuất hiện nguy cơ, nên uống với liều 1-3 viên/lần, ngày 2 lần, từ 3-6 tháng để đạt kết quả tốt nhất.

Để cập nhật những thông tin về bệnh của suy giảm thính lực, xin mời truy cập trang web: suygiamthinhluc.info