Nghe kém do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, trong đó có tuổi tác. Dưới đây là những điều bạn cần biết về chứng bệnh này ở người cao tuổi.

1. Những dấu hiệu ban đầu của tình trạng nghe kém do tuổi tác là gì?

Trong giai đoạn đầu, một người nghe kém có thể gặp khó khăn trong việc hiểu lời người khác nói. Ông/bà thường có thể nghe thấy âm thanh, nhưng không thể nhận ra các từ. Điều này có thể thấy rõ hơn khi ở trong môi trường ồn ào.

Hoặc họ cũng có thể bắt đầu nói với tông giọng lớn hơn bình thường, nhưng không hề nhận thức được điều đó. Cảm giác ù tai và không có khả năng nghe âm thanh cường độ cao cũng là biểu hiện của chứng bệnh này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

2. Khi nào tôi cần kiểm tra thính giác?

Bạn sẽ kiểm tra sức khỏe thính giác nếu:

-         Bạn thường phải yêu cầu mọi người lặp lại lời nói của họ

-         Nhận thấy chính mình tăng âm lượng của ti vi cao hơn bình thường

-         Thường xuyên không nghe thấy các cuộc trò chuyện

-         Cảm thấy ù tai

-         Mọi người xung quanh cho biết rằng bạn đang nói rất to.

3. Nghe kém liên quan đến tuổi có thể nghịch đảo? Có thể điều trị?

Nghe kém liên quan đến tuổi tác là không thể nghịch đảo được, bởi tình trạng này là do sự thoái hóa của các tế bào cảm giác ở tai – chỉ xảy ra khi tuổi đã cao. Tuy nhiên, có thể điều trị hiệu quả bằng cách sử dụng máy trợ thính và các thiết bị thông tin liên lạc khác.

4. Cha mẹ tôi đã bị nghe kém. Khi chăm sóc họ tôi cần nói chuyện như thế nào?

Khi nói chuyện với một người bị giảm thính lực, cần đảm bảo rằng:

-         Bạn phải mặt đối mặt với họ trong khi nói.

-         Khi nói chuyện, khuôn mặt của bạn không được che đi cũng không ở trong bóng tối.

-         Không nói chuyện khi miệng đang đầy thức ăn.

-         Giọng nói to, rõ ràng nhưng không la hét.

-         Cố gắng để giảm thiểu tiếng ồn xung quanh bằng cách tắt tivi hoặc radio.

5. Những biện pháp nào có thể giúp tôi ngăn chặn hoặc trì hoãn tình trạng này ở tuổi già?

Chăm sóc tốt và bảo vệ cho đôi tai của bạn bằng cách thực hiện những điều sau:

-         Bảo vệ đôi tai của bạn trước những âm thanh lớn

-         Đừng bao giờ dùng bất cứ thuốc gì cho tai trừ khi là thuốc được bác sĩ chỉ định.

-         Trong trường hợp bị đau tai hoặc chảy mủ tai, hãy tìm cách chữa trị ngay lập tức.

-         Ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe và tập thể dục để tránh bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường – bệnh có thể gây nghe kém; tránh hút thuốc lá.

6. Nên sử dụng sản phẩm thiên nhiên để ngăn ngừa giảm thính lực

Bên cạnh những phương pháp trên, thì cách mà nhiều người cao tuổi ở Việt Nam đang áp dụng hiện nay là dùng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, cải thiện suy giảm thính lực. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng chứa thành phần chính từ cây cối xay, kết hợp cùng một số dược liệu quý khác có tên Kim Thính. Sản phẩm này có hiệu quả tốt trong việc tăng cường dưỡng chất cho tế bào thần kinh thính giác, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, cải thiện thính lực, tăng cường sức nghe, nhất là ở những người nghe kém do tuổi tác, thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn. Ngoài việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị chứng nghe kém, Kim Thính cũng được chứng minh là có tác dụng tốt đối với các trường hợp bị ù tai, điếc, đau tai, viêm tai giữa…

Video dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần và đối tượng sử dụng thực phẩm chức năng Kim Thính:

*Tác dụng có thể khác nhau tùy vào cơ địa của người dùng

Trên đây là 6 điều bạn cần biết về chứng nghe kém ở người cao tuổi. Chứng bệnh này ở người già là không thể nghịch đảo được nhưng có thể cải thiện bằng nhiều phương pháp, trong đó, sử dụng sản phẩm thảo dược như Kim Thính là cách đơn giản dành cho bạn!