Nếu bị điếc tai, bạn có thể tự hỏi: Liệu có phẫu thuật nào giúp khôi phục khả năng nghe bị mất hay không? Khi nào nên phẫu thuật để chữa điếc tai và đâu là những phương pháp điều trị có hiệu quả cao hiện nay? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc này.
Khi nào nên phẫu thuật chữa điếc tai?
Điếc tai, nghe kém là tình trạng người mắc bị suy giảm khả năng nghe từ mức độ nhẹ, vừa phải tới điếc nặng. Ở mức độ nhẹ, điếc tai thường không gây ra nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiến triển nặng, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày của người mắc.
Điếc tai có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp này. Phẫu thuật chữa điếc tai chỉ được áp dụng trong các trường hợp như sau:
- Người bị điếc tiếp nhận nặng: Điếc tiếp nhận là loại mất thính giác phổ biến nhất ảnh hưởng đến người lớn và nó có thể xảy ra vì nhiều lý do như: Tuổi già, do tiếp xúc với tiếng ồn lớn đột ngột hoặc liên tục; do mắc bệnh nhiễm trùng… Khi bị điếc tiếp nhận, các tế bào lông hoặc đường dẫn thần kinh kết nối tai trong với não đã bị tổn thương. Những tế bào lông này nằm trong ốc tai, chịu trách nhiệm dịch tiếng ồn mà tai ngoài của bạn thu thập thành các xung điện, sau đó gửi chúng dọc theo dây thần kinh thính giác để não hiểu là âm thanh dễ nhận biết. Không có phẫu thuật giúp tự sửa chữa thiệt hại cho các tế bào lông cảm giác, nhưng có một phẫu thuật có thể bỏ qua các tế bào bị hư hại và giúp người mắc cảm nhận được âm thanh từ môi trường bên ngoài.
- Người bị điếc dẫn truyền: Điếc dẫn truyền xảy ra khi có sự tắc nghẽn hay tổn thương ở tai ngoài hoặc tai giữa, ngăn cản âm thanh được truyền đến tai trong. Mất thính lực dẫn truyền có thể do viêm tai giữa… Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật phù hợp để có thể khôi phục thính giác.
- Phẫu thuật cũng có thể được thực hiện nhằm cải thiện điếc tai, suy giảm thính lực cho các đối tượng gặp những vấn đề khác như: Người bị thủng màng nhĩ, xơ cứng tai, viêm tai giữa có cholesteatoma,…
>>> Xem thêm: Suy giảm thính lực ở người cao tuổi và những điều bạn cần biết
Các phương pháp phẫu thuật chữa điếc tai phổ biến hiện nay
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây điếc mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Dưới đây là các phương pháp thường được áp dụng:
1. Cấy ghép ốc tai điện tử với người bị điếc tiếp nhận
Cấy ốc tai thường được thực hiện ở người lớn và trẻ em bị điếc thần kinh giác quan nặng và không thể cải thiện bằng máy trợ thính. Cấy ghép có thể khôi phục một phần thính giác và không giống như máy trợ thính, nó bỏ qua phần bị tổn thương của dây thần kinh thay vì chỉ khuếch đại âm thanh.
Cấy ốc tai điện tử giúp khôi phục khả năng nghe
Với phương pháp này, một thiết bị điện tử nhỏ được phẫu thuật đặt dưới da phía sau tai của người mắc. Thiết bị được kết nối với các điện cực đưa vào ốc tai. Hầu hết các bác sĩ sẽ không thực hiện phẫu thuật cấy ốc tai điện tử trừ khi bệnh nhân đã thử dùng máy trợ thính mà không thành công. Bởi vì phẫu thuật này rất xâm lấn, nó chỉ dành riêng cho những bệnh nhân bị khiếm thính nặng.
2. Phẫu thuật cho người bị viêm tai giữa mạn tính
Nếu đã từng bị nhiễm trùng tai, thì bạn biết tình trạng này có thể gây đau đớn như thế nào. Mặc dù tình trạng này thường tự khỏi mà không gây ra thiệt hại vĩnh viễn, nhưng trong một số trường hợp, bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn mạn tính kèm theo biến chứng điếc tai lâu dài.
Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để chèn các ống nhỏ, được gọi là ống cân bằng áp suất (PE) hay còn được gọi là ống thông khí quản. Những ống nhỏ này được đặt qua màng nhĩ để cho không khí vào tai giữa. Các ống ngắn hạn thường tự rụng trong vòng 6 - 18 tháng, trong khi những ống dài hạn giữ nguyên vị trí lâu hơn và có thể cần phải được phẫu thuật lại để lấy ra. Ngoài việc điều chỉnh nhiễm trùng tai mạn tính, phẫu thuật cũng có thể được đề xuất để khắc phục các vấn đề về thính giác liên quan đến trống tai dị dạng hoặc ống Eustachian, Hội chứng Down hoặc hở vòm miệng.
3. Phẫu thuật chữa điếc cho người bị xơ cứng tai
Xơ cứng tai là sự cứng lại bất thường của các mô xương ở tai giữa. Tình trạng này thường xảy ra khi xương nằm ở tai giữa bị kẹt tại chỗ. Điều này khiến xương không thể rung và gửi âm thanh qua tai, dẫn đến tình trạng điếc tai, suy giảm thính lực.
Các triệu chứng của bệnh xơ cứng tai bao gồm nghe kém, chóng mặt và ù tai. Trong một số trường hợp điếc nặng, bác sĩ có thể cân nhắc để thực hiện phẫu thuật cải thiện sức nghe.
Phẫu thuật trong các trường hợp này thường được thực hiện bằng cách gây tê tại chỗ và cần một thời gian ngắn nhập viện, sau đó là nghỉ dưỡng. Hơn 90 % các trường hợp này là thành công trong việc khôi phục khả năng nghe.
>>> Xem thêm: Phương pháp cấy ốc tai điện tử và những điều bạn cần biết
Giải pháp hỗ trợ điều trị điếc tai nhờ thảo dược
Phẫu thuật là phương pháp có thể giúp điều trị điếc tai nhưng không phù hợp với tất cả mọi người. Không phải ai cũng có thể thực hiện được phương pháp này bởi nó còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý. Hơn nữa, phẫu thuật chữa điếc tai cũng đòi hỏi một khoản chi phí rất lớn. Không chỉ có vậy, sau phẫu thuật có thể xảy ra một số rủi ro như: Nhiễm trùng, chảy máu... Chính bởi vậy, trước khi thực hiện bất cứ phương pháp phẫu thuật nào, bạn cần cân nhắc thật kỹ và tham khảo lời khuyên từ các bác sĩ.
Với trường hợp chưa cần thiết phải phẫu thuật, thì một phương pháp an toàn được các chuyên gia khuyến cáo đó là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên vừa an toàn lại mang tới hiệu quả cao. Tiêu biểu trong số đó phải kể tới thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.
Kim Thính giúp cải thiện tình trạng điếc tai, nghe kém hiệu quả
Kim Thính là sự kết hợp giữa cây cối xay cùng các dược liệu có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên có tác dụng bồi bổ can thận, đặc biệt là bổ thận dương và thận âm khác như: Câu kỷ tử, đan sâm, thục địa, cốt toái bổ,… mang đến tác dụng:
- Tăng tuần hoàn và cung cấp oxy cho các tế bào thần kinh, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh tai, chống viêm nhiễm, tăng cường thính lực cho đôi tai.
- Cải thiện các tình trạng chóng mặt, ù tai, từ đó giúp giảm các triệu chứng ù tai, đau tai, mất hoặc giảm thính lực hiệu quả.
- Giúp giảm các triệu chứng của viêm tai, đau tai do viêm nhiễm ở tai.
- Sản phẩm giúp phòng ngừa giảm thính lực cho những người phải làm việc trong môi trường có nguy cơ bị giảm thính lực cao.
Xem thêm: Các loại thuốc chữa điếc tai thường được sử dụng hiện nay
Kinh nghiệm cải thiện tình trạng giảm thính lực thành công
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, nhiều người bị giảm thính lực nghiêm trọng, phải sử dụng máy trợ thính đã cải thiện chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng Kim Thính. Dưới đây là những trường hợp điển hình:
>>> Bà Lê Thị Tứ (Quán Toan, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng)
Hai tai bị ù, rồi điếc nặng sau một thời gian phẫu thuật mổ xương chũm và vá màng nhĩ khiến cuộc sống của bà Lê Thị Tứ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ kiên trì dùng Kim Thính, giờ đây, tình trạng ù tai, điếc tai đã cải thiện đáng kể. Mời bạn xem chia sẻ của bà Tứ trong video sau:
>>> Ông Nguyễn Văn Mạnh trú tại thôn Trần Xá, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã cải thiện tình trạng ù tai, suy giảm thính lực của mình chỉ sau khoảng 2 tháng dùng Kim Thính. Cùng nghe chia sẻ của ông Mạnh trong video sau:
>>> Xem thêm: Cách cải thiện điếc tai thành công của ông Hoàng Văn Phi (Hưng Yên)
Đánh giá của chuyên gia
Sản phẩm Kim Thính cũng được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Dưới đây là ý kiến của Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải về tác dụng của Kim Thính trong hỗ trợ điều trị điếc tai:
>> Xem thêm: Những dấu hiệu nhận biết suy giảm thính lực
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức về phương pháp phẫu thuật chữa điếc tai. Hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa những thói quen xấu gây hại và đừng quên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính ngay từ hôm nay để thính lực luôn khỏe mạnh, bạn nhé!
Mọi thắc mắc liên quan tới các phương pháp chữa điếc tai cũng như sản phẩm Kim Thính, bạn có thể liên hệ tới hotline (ZALO/ VIBER): 0916751651 - 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất!
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!