Đan sâm dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Bản kinh" là rễ phơi hay sấy khô của cây Đan sâm ( Salvia miltiorrhiza Bunge) thuộc họ Hoa môi ( Lamiaceae). Còn có tên là Huyết sâm, Xích sâm, Huyết căn, Tử đan sâm. Cây được trồng nhiều ở một số tỉnh Trung quốc như: An huy, Sơn tây, Hà bắc, Tứ xuyên, Giang tô mới được di thực vào nước ta trồng ở Tam đảo. Hiện ta còn dùng thuốc nhập của Trung quốc. Đan sâm có vị đắng, tính hơi hàn, qui kinh Tâm, Tâm bào, Can.
Theo các sách Y văn cổ:
- Sách Bản kinh: Vị đắng hơi hàn không độc.
- Sách Bản thảo cương mục: Vị đắng hơi hàn không độc, qui kinh thủ thiếu âm, quyết âm.
- Sách Bản thảo kinh sơ: Vị đắng, bình, hơi ôn, qui kinh thủ túc thiếu âm, túc quyết âm.
Thành phần chủ yếu:
Trong sách " Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam" của GS Đỗ tất Lợi trong Đan sâm có chứa các chất xeton có tinh thể: Tansinon I, Tansinon II, Tansinon III và chất tinh thể màu vàng criptotansinon ( kryptotanshinon). Ngoài ra còn có acid lactic, phenol đan sâm, vitamin E.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Đan sâm có tác dụng: hoạt huyết hóa ứ, lương huyết tiêu ung, dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền.
Trích đoạn Y văn cổ:
- Sách Bản kinh: " Chủ tâm phúc tà khí, trường minh ( sôi bụng), hàn nhiệt tích tụ, phá trưng trừ hà, chỉ phiền mạn, ích khí".
- Sách Danh y biệt lục: " Dưỡng huyết, khử tâm, phúc kết khí, yêu tích cường ( cứng cột sống), cước tý, trừ phong tà lưu nhiệt, uống lâu có lợi".
- Sách Nhật hoa tử bản thảo: Dưỡng thần định chí, thông lợi quan mạch. Trị lãnh nhiệt lao, đau nhức khớp, chân tay cử động khó, bài nùng chỉ thống, sinh cơ trưởng nhục, phá ứ huyết, bổ tân sinh huyết an thai, tống tử thai, chỉ huyết băng đới hạ, điều phụ nhân kinh mạch không đều, huyết tà tâm phiền, ác sang giới tiễn, nhọt độc, đơn độc, đau đầu mắt đỏ, ôn nhiệt sinh cuồng".
- Sách Bản thảo cương mục: " hoạt huyết, thông tâm bào lạc, trị sán thống".
- Sách Phụ nhân minh lý luận viết: " tứ vật thang trị bệnh phụ nhân, bất kể trước hay sau sinh, kinh thủy nhiều hay ít vị Đan sâm đều dùng được. Độc vị Đan sâm tán chủ trị như Tứ vật thang. Đan sâm có tác dụng phá súc huyết, bổ tân huyết, an sinh thai, tống tử thai, chỉ băng trung đới hạ, điều kinh mạch, tác dụng như Đương qui, Địa hoàng, Khung thược".
- Sách Bản thảo cầu chân: " Đan sâm sinh tân an thai, điều kinh trừ phiền, dưỡng thần định chí và tất cả các chứng phong tý, băng đới, trưng hà, mục xích, sán thống, sang giới sưng đau, do thuốc có tác dụng khu ứ mà bệnh khỏi
Đan sâm
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Đan sâm có tác dụng làm giãn động mạch vành, khiến lưu lượng máu của động mạch vành tăng rõ, cải thiện chức năng tim, hạn chế nhồi máu cơ tim. Trên thực nghiệm chuột nhắt hay chuột lớn thuốc đều có tác dụng tăng hoặc kéo dài tỷ lệ sống trong điều kiện thiếu oxy.
2.Thuốc có tác dụng cải thiện tuần hoàn ngoại vi, chống đông máu.
3. Có tác dụng hạ huyết áp.
4.Trên thực nghiệm thỏ gây xơ mỡ mạch, thuốc có tác dụng làm giảm triglicerit của gan và máu.
5.Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, an thần, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trên chuột thực nghiệm.
Ứng dụng lâm sàng:
Đan sâm được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong điều kiện trị chứng huyết ứ ( máu cục, bầm tím, ban ứ huyết, huyết tụ, máu lưu thông chậm.)
Hiện nay đan sâm đã được bào chế cùng các vị thuốc khác trong viên nén có tên là Kim Thính. Kim Thính là một sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược bao gồm các vị thuốc như cối xay, kết hợp với các vị thuốc hoạt huyết như đan sâm, thục địa, câu kỷ tử....tạo thành một công thức toàn diện cho các bệnh nhân bị suy giảm thính lực, ù, điếc tai.