Cối xay (tên khoa học là Abutilon indicum (L.) Sweet., thuộc họ Bông - Malvaceae) có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, long đờm và lợi tiểu. Lá có nhiều chất nhầy (làm) dịu kích thích. Vỏ làm se và lợi tiểu. Hạt có tác dụng kích dục, nhuận tràng và làm dịu kích thích. Nước hãm rễ có thể giảm sốt.
Theo Từ điển Cây thuốc Việt Nam, cây cối xay thường được dùng trị: Sổ mũi, sốt cao, đau đầu dữ dội, viêm tuyến mang tai truyền nhiễm; Tật điếc, ù tai, đau tai; Lao phổi; Giảm niệu (tiểu tiện vàng, đỏ hoặc đái dắt, đái buốt). Liều dùng 15 - 30g toàn cây, hoặc 6 - 16g lá, 2 - 4g hạt; dạng thuốc sắc. Lá khô nấu nước uống hỗ trợ chữa cảm sốt, nhức đầu, bí tiểu tiện, thường phối hợp với rau má, bời lời nhớt mỗi thứ 20g, phèn phi 2g. Để hỗ trợ chữa vàng da, hậu sản thì phối hợp với nhân trần và lá cách. Lá tươi và hạt 8 - 12g, giã nát thêm nước uống, bã đắp hỗ trợ chữa mụn nhọt, rắn cắn. Rễ ngâm giấm uống trị bệnh kinh phong (40g trong 1 lít giấm thanh, mỗi lần dùng một thìa súp).
Một số đơn thuốc dùng cây cối xay tại Việt Nam và Trung Quốc
1- Đau tai, tật điếc: Rễ cối xay 60g hoặc 20 - 30g quả, nấu với thịt lợn mà ăn. Đối với tật điếc, dùng rễ cối xay, mộc hương, vọng giang nam, mỗi vị 60g, nấu với đuôi lợn mà ăn.
2- Sau khi đẻ phù thũng: Lá cối xay 30g, ích mẫu 20g sắc uống.
3- Kiết lỵ hay mắt có màng mộng: Quả cối xay, hoa mào gà mỗi vị 30g, sắc uống.
4- Trị chứng dị ứng phong mày đay: Toàn cây cối xay khô 40g, thịt heo nạc vừa đủ, hầm lấy nước uống, thịt ăn.
5- Trị trĩ sang: Rễ cối xay 200g, sắc đặc, uống 1 chén thuốc (bằng chén trà), còn lại thừa lúc nóng xông hậu môn, khi nước còn ấm thì dùng rửa, ngày xông rửa 5-6 lần.
6- Trị tổn thương do đánh ngã, hoặc người thể hư thiếu sức: Rễ cối xay khô 2 lượng (80g), giò heo 1 cái, rượu ngon 2 lượng, chưng hầm ăn uống nước.
7- Trị viêm khớp xương tay chân, sau khi bị nhọt độc cơ nhục yếu mềm tê nhức: Rễ cối xay 1 lượng (40g), rượu nước mỗi thứ một nửa sắc uống.
8- Trị hầu nga (viêm amidal): Rễ cối xay tươi 140g sắc uống; hoặc gia cỏ xước, rẻ quạt (củ) cùng giã vắt nước hòa đồng tiện uống.
9- Trị viêm tai trong mạn tính: Rễ cối xay khô 20 - 40g, gạo nếp 1 chén (hoặc thịt heo nạc, hoặc đậu hủ lượng vừa đủ) hầm ăn uống nước.
10- Trị lợi răng lở loét: Rễ cối xay khô 20g, đường đỏ vừa đủ, sắc uống; hoặc rễ cối xay tươi tẩm giấm 1 giờ, bọc vải ngậm trong miệng.
11- Trị xích bạch lỵ: Quả cối xay (cả hạt) sao nghiền bột, mỗi lần uống 4g, ngày 3 lần, uống với mật ong trước khi ăn.
12- Trị ung thư thũng độc (nhọt độc sưng đau): Quả cối xay (cả hạt) 1 quả, nghiền bột, hãm nước sôi uống. Dùng thêm lá cối xay tươi với mật hoặc đường đỏ giã đắp chỗ đau.
Xin nói thêm, theo một tài liệu của DS. Phan Đức Bình đăng trên mạng thì “cây (cối xay) có độc nên không được dùng liều cao. Liều thường dùng cho người lớn từ 5 - 10g dược liệu khô hoặc 20 - 40g cây tươi”. Tuy nhiên, trong các tài liệu tôi tra, chưa thấy nơi nào nói cây có độc, nhưng cũng xin ghi lại để bạn đọc tham khảo và thận trọng về liều lượng sử dụng.
Theo baodanang.vn PHAN CÔNG TUẤN
Để tăng cường hiệu quả hỗ trợ chữa các bệnh về tai như ù tai, đau viêm tai, tăng cường thính lực, cối xay đã được phối hợp với các vị thuốc bổ thận, chống viêm, hoạt huyết khác như câu kỷ tử, đan sâm, cẩu tích, cốt toái bổ… để tạo nên bài thuốc toàn diện có tên là Kim Thính. Kim Thính được bào chế dưới dạng viên nén có công dụng tăng cường sức khỏe cho đôi tai, rất tiện dụng dùng hiệu quả cho các trường hợp ù tai, suy giảm thính lực, người cao tuổi, người làm việc trong môi trường có tiếng ồn liên tục…