Ngày 07/06/2014 vừa qua, tại Sảnh lầu 1 – Khách sạn 4 Ramana (TP.HCM) đã diễn ra Hội thảo khoa học chuyên đề “Cập nhật chẩn đoán và xử trí ù tai, suy giảm thính lực”, do Hội Tai Mũi Họng TP.HCM và các tỉnh phía Nam tổ chức. Hội thảo nhằm mang đến những giải pháp mới trong việc hỗ trợ điều trị, phòng ngừa chứng ù tai, suy giam thinh luc ở giai đoạn hiện nay.
Hội thảo có sự tham gia của các vị GS, TS đầu ngành trong lĩnh vực y dược như: GS.TS Nguyễn Hữu Khôi - Nguyên Phó Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, PGS.TS Đặng Xuân Hùng - Trưởng Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Trưng Vương, PGS.TS Nguyễn Thị Bay – Giám đốc Cơ sở 3- Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, cùng hàng trăm bác sĩ tại các bệnh viện ở TP.HCM và đông đảo cơ quan thông tấn báo chí.
Suy giảm thính lực (hay điếc) là tình trạng bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 40% người trên 65 tuổi bị giảm thính lực do bộ phận dẫn truyền âm thanh thoái hóa, hay bộ phận thần kinh dẫn tín hiệu nghe lên não bị ảnh hưởng. Khi thính lực giảm sút, người cao tuổi sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, vấn đề này ít được quan tâm vì nhiều người nghĩ đó là chuyện bình thường của tuổi già. Tình trạng suy giảm thính lực đang ngày càng gia tăng, không những ở người cao tuổi mà cả trẻ tuổi. Trong đó, khoảng 50% trẻ em bị mất thính lực nhưng thường bị chẩn đoán sai là do tâm thần, chậm phát triển... mà không được xác định chính xác thủ phạm là tivi, âm thanh nổi, máy móc, giao thông, máy hát, MP3... Bởi vậy, người bệnh chưa ý thức được đầy đủ về tầm quan trọng cũng như việc chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh này.
Tại Hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra thông tin cập nhật, bổ ích về giải phẫu chức năng những bộ phận liên quan đến thính giác, cũng như biện pháp chẩn đoán, hỗ trợ điều trị trên cả phương diện Tây Y và Y học cổ truyền.
Xét trên phương diện Tây y, GS.TS Nguyễn Hữu Khôi và PGS.TS Đặng Xuân Hùng đã phân tích: Giảm hoặc mất thính lực là do bộ phận dẫn truyền âm thanh thoái hóa hay bộ phận thần kinh dẫn tín hiệu nghe lên não bị ảnh hưởng. Việc thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài có thể gây tổn thương các mô mềm của tai trong. Càng nhiều tế bào thần kinh bị phá hủy thì thính lực càng bị suy giảm. Trong điều trị, phương pháp corticoid tiêm xuyên nhĩ đang được nhiều bác sĩ quan tâm. Bên cạnh đó, việc sử dụng máy trợ thính làm tăng khả năng nghe rõ ngay tức thời nhưng không cải thiện được tận gốc tình trạng suy giảm thính lực.
Còn dưới góc độ Y học cổ truyền, PGS.TS Nguyễn Thị Bay phân tích: Tai là nơi khai khiếu của tạng thận, thận kém khiến khả năng nghe bị giảm sút. Để hỗ trợ điều trị suy giảm thính lực, phương pháp hỗ trợ điều trị chung là tăng cường chức năng tạng thận. Y học cổ truyền sử dụng các vị thuốc dân gian như: cối xay, câu kỷ tử, thục địa, cẩu tích, cốt toái bổ, đan sâm,… dùng theo thang tùy triệu chứng nhằm hỗ trợ chức năng tạng thận, hoạt huyết tăng lưu thông huyết dịch. Từ đó góp phần cải thiện và tăng cường khả năng nghe cho tai. Dựa trên quan điểm này, các chuyên gia đã trình bày phương pháp sử dụng những sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên an toàn, giúp tăng cường dinh dưỡng hệ mạch máu và thần kinh thính giác, điển hình như thực phẩm chức năng Kim Thính.
Thực phẩm chức năng Kim Thính
Trả lời những câu hỏi của đại biểu về sản phẩm Kim Thính, các chuyên gia đánh giá: Kim Thính có hiệu quả hỗ trợ chữa trị của cả phương pháp Tây y và Đông y, với thành phần là cây cối xay, vảy ốc có tác dụng chống viêm, đan sâm có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, cùng với cốt toái bổ, câu kỷ tử, thục địa, cẩu tích có tác dụng bổ thận, nhờ đó tăng cường khả năng nghe của tai, cải thiện tình trạng suy giảm thính lực. Kim Thính giúp bồi bổ can thận, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị suy giảm thính lực hiệu quả, dùng rất tốt cho những trường hợp bị viêm nhiễm tai, ù tai, nghe kém ở người cao tuổi, người làm việc trong môi trường tiếng ồn liên tục… mà không gây tác dụng phụ.
Sự ra đời của Kim Thính là niềm vui cho các bệnh nhân bị suy giảm thính lực. Các chuyên gia đều tin tưởng rằng, Kim Thính sẽ là sản phẩm hữu ích cho cộng đồng trong việc đẩy lùi suy giảm thính lực, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Thông tin chi tiết, xin truy cập: https://suygiamthinhluc.info/