Ù tai trái là tình trạng bạn luôn nghe thấy những âm thanh lạ không có thật, xảy ra ở bên trong tai trái. Vậy bạn có biết nguyên nhân ù tai trái là gì? Nếu đang bị ù tai làm phiền và băn khoăn vì không biết tình trạng này đến từ đâu thì đừng bỏ qua những thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây nhé!
6 nguyên nhân ù tai trái không phải ai cũng biết
Ước tính, 1/5 trong số chúng ta có thể nghe thấy những âm thanh lạ bên trong tai. Đây có thể là triệu chứng khi bạn già đi hoặc do bị tổn thương vì tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài. Sử dụng một số thuốc điều trị, ráy tai tích tụ quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây ù tai. Ngoài ra, nguyên nhân ù tai trái cũng có thể đến từ các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Dưới đây, là những nguyên nhân gây ù tai bạn không thể xem thường.
Nguyên nhân ù tai trái có thể đến từ một vấn đề sức khỏe
1. Có khối u dây thần kinh thính giác bên tai trái
U dây thần kinh thính giác hay còn gọi là u dây thần kinh số 8 hoặc u dây thần kinh tiền đình ốc tai. Đây là một u lành tính (không gây ung thư), bắt đầu từ dây thần kinh sọ thứ 8 của não, còn được gọi là dây thần kinh tiền đình. Khi có một khối u dây thần kinh thính giác ở bên tai trái sẽ dễ gây ra tình trạng ù tai trái, thậm chí dẫn đến suy giảm thính lực một bên tai.
2. Chấn thương đầu và cổ
Tổn thương thần kinh như đa xơ cứng, chấn thương đầu và cổ cũng có thể gây ù tai. Một số chấn thương đầu và cổ gây ù tai là tạm thời, tình trạng này sẽ được cải thiện khi chấn thương được giải quyết. Tuy nhiên, nó có thể gây ù tai kéo dài kèm biểu hiện điếc tai, nghe kém do liên quan đến mạch máu bị xoắn. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị ngã hay chấn thương ở vùng đầu để được khám và chẩn đoán càng sớm càng tốt.
3. Dị dạng động tĩnh mạch não
Dị dạng động tĩnh mạch (AVM) là tình trạng khá hiếm gặp và hiện chưa tìm ra nguyên nhân chính xác. Về cơ bản, các động mạch trong não kết nối với các tĩnh mạch mà không qua mao mạch. AVM có thể vỡ, xuất huyết và giảm lượng máu đến não. Đôi khi, nó có thể dẫn đến phình mạch. Tình trạng này xảy ra từ khi còn trong bụng mẹ và thường biểu hiện các triệu chứng ở độ tuổi từ 15 đến 20. Cùng với ù tai, bạn có thể bị giảm thính lực ở một bên tai và tê mặt. Nói chung, bệnh có thể được điều trị.
4. Mắc bệnh về thận
Thận yếu cũng có thể là nguyên nhân ù tai trái phổ biến nhưng rất ít người biết đến. Việc thận yếu gây ù tai là do sự tương đồng về cấu trúc và chức năng giữa các mô ở tai trong và thận. Ngoài ra, những độc tố tích tụ trong thận cũng có thể gây tổn thương các dây thần kinh, bao gồm cả các dây thần kinh thính giác.
5. Huyết áp cao
Huyết áp đo lường mức độ làm việc của tim để lưu thông máu. Huyết áp càng cao, tim càng phải hoạt động nhiều. Xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân gây huyết áp cao, nhưng còn có những nguyên nhân khác, nghiêm trọng không kém. Huyết áp cao cần phải được điều trị trước khi nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Huyết áp cao cùng khiến dòng chảy của máu bị hỗn loạn, làm máu lưu thông lên tai kém và gây ù tai. Ù tai do huyết áp cao thường gây ù ở hai bên tai nhưng trong nhiều trường hợp, nó có thể chỉ gây ù tai trái hoặc phải.
6. Xơ cứng tai
Xơ cứng tai là tình trạng có sự phát triển quá mức của xương ở phía sau màng nhĩ (tai giữa) và tai trong. Các triệu chứng bao gồm ù tai, chóng mặt và mất thính giác, suy giảm thính lực nghiêm trọng,…
Nguyên nhân gây ra bệnh xơ cứng tai chưa được biết rõ, mặc dù nó có thể là do di truyền. Ù tai do xơ cứng tai thường được chú ý trong độ tuổi từ 11 đến 30. Phụ nữ bị xơ cứng tai có tỷ lệ cao gấp đôi so với nam giới. Tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn khi mang thai. Xơ cứng tai thường gây ù một bên tai trái hoặc phải và đôi khi, cần phải dùng tới phương pháp phẫu thuật để cải thiện bệnh.
>>> Xem thêm: Lỗ tai kêu rột rột là bị gì? Nguyên nhân do đâu?
Chữa ù tai trái bằng cách nào?
Khi thấy có dấu hiệu ù tai trái kéo dài, tốt nhất bạn nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, việc thực hiện một số thay đổi nhỏ trong lối sống sinh hoạt hàng ngày cũng có thể giúp cải thiện tình trạng ù tai trái hiệu quả. Các thay đổi này, bao gồm:
- Giảm căng thẳng và tìm một kỹ thuật thư giãn phù hợp như thiền, yoga, thái cực quyền,…
- Ngừng hút thuốc, vì nicotine có thể khiến triệu chứng ù tai trái ngày càng trầm trọng hơn.
- Chỉ nên sử dụng rượu ở mức độ vừa phải. Nếu có thể thì tốt nhất không nên uống rượu vì nó không tốt cho sức khỏe của bạn.
- Tập thể dục: Hoạt động thể chất giúp giảm căng thẳng và làm bạn mất tập trung vào tiếng ồn trong tai.
- Ngủ đủ giấc: Những người nghỉ ngơi tốt nhận thức chứng ù tai mạn tính ít nghiêm trọng hơn.
- Chọn các hoạt động mà bạn yêu thích như nghe nhạc nhẹ, hoạt động ngoài trời,... Điều này sẽ giúp bạn không còn tập trung nhiều vào những tiếng ồn trong tai.
- Luôn đeo thiết bị bảo vệ thính giác khi bạn tiếp xúc với tiếng ồn hoặc âm nhạc lớn. Điều này giúp bạn phòng ngừa ù tai do tiếng ồn hiệu quả và ngăn chặn tình trạng này tiến triển nặng hơn.
>>> Xem thêm: Mách bạn 6 cách chữa ù tai khi đi máy bay hiệu quả
Hỗ trợ điều trị ù tai trái bằng sản phẩm thảo dược
Có thể thấy, triệu chứng ù tai trái có thể là do nhiều bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể gây nên, chính vì vậy, việc thăm khám để biết chính xác nguyên nhân, triệu chứng ù tai và có hướng điều trị đúng, kịp thời là rất cần thiết.
Hiện nay, để cải thiện ù tai trái nói riêng và ù tai trái nói chung, các phương pháp điều trị cần phải đáp ứng đầy đủ 3 mục tiêu sau:
1. Giúp tăng cường chức năng thận vì thận khai khiếu ra tai, do đó nếu chức năng thận yếu kém thì khả năng nghe của tai cũng bị suy giảm.
2. Giúp tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường các dưỡng chất đến nuôi dưỡng thần kinh tai.
3. Giúp giảm đau, chống viêm trong trường hợp có viêm nhiễm ở tai.
Hiện nay, phác đồ điều trị của thuốc tây y có tác dụng lên nhiều mặt liên quan đến tình trạng ù tai như chống viêm, giảm đau, nhưng không có thuốc nào có thể tác động đến nguyên nhân gốc rễ sâu xa của chứng ù tai, suy giảm thính lực, đó là tạng “thận” bởi theo y học cổ truyền thì “thận khai khiếu ra tai”. Điều này có nghĩa, thận phải khỏe thì tai mới tinh thông, nghẽ rõ ràng.
Nhận thấy những thiếu sót này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính được cấu thành từ các vị thuốc giúp bổ thận như: Câu kỷ tử, cẩu tích, cốt toái bổ, thục địa, đan sâm có tác dụng bồi bổ chức năng tạng thận. Do vậy sẽ làm tăng cường thính lực theo thuyết của y học cổ truyền liên quan giữa lục phủ, ngũ tạng.
Kim Thính giúp hỗ trợ điều trị ù tai
Ngoài tác động vào tạng thận, Kim Thính còn có tác dụng chống viêm, giảm sưng như cối xay, vảy ốc, câu kỷ tử, cẩu tích, cốt toái bổ, đan sâm, L- carnitine, ngoài ra còn tăng cường năng lượng cho cơ thể, hoạt huyết, bổ huyết, tăng cường lưu thông máu lên tai, tăng cường dưỡng chất cho thần kinh thính giác.
Kim Thính được đánh giá là một sản phẩm vừa giúp trị các triệu chứng, tăng cường lưu thông máu, hoạt huyết tương tự như phác đồ của tây y, vừa tác động được cả vào tạng thận.
Nhiều người cải thiện ù tai thành công
Từ khi có mặt trên thị trường, Kim Thính đã được nhiều người bị ù tai tin tưởng lựa chọn vì tính an toàn và không gây tác dụng phụ. Đã có rất nhiều người sử dụng Kim Thính cho hiệu quả tích cực. Điển hình như bà Phạm Thị Liên (ở xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Cùng xem chia sẻ cải thiện ù tai, điếc tai thành công của bà Liên trong video sau:
Đánh giá của chuyên gia
Sản phẩm Kim Thính đã được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao. Bạn có thể nghe phân tích từ chuyên gia Nguyễn Ngọc Phấn về tác dụng của sản phẩm Kim Thính trong việc hỗ trợ điều trị chứng ù tai, ve kêu trong tai qua video dưới đây:
>>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn về cách chữa ù tai trái
Hy vọng, bài viết đã giúp bạn biết được nguyên nhân ù tai trái là gì. Hãy thăm khám sớm ngay khi thấy dấu hiệu ù tai và kết hợp sử dụng sản phẩm Kim Thính đều đặn mỗi ngày, trong thời gian từ 3 - 6 tháng để thính lực luôn khỏe mạnh, bạn nhé!
Mọi thắc mắc liên quan tới nguyên nhân ù tai trái cũng như sản phẩm Kim Thính, mời bạn vui lòng liên hệ hotline (ZALO/VIBER): 0916751651/ 0916767653 để được hỗ trợ tốt nhất.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.