Hiện nay các bệnh về tai như ù tai, giảm thính lực hay điếc ở tai xuất hiện nhiều hơn và gặp ở mội lứa tuổi nguyên nhân là xuất phát từ những thối quen tiếp xúc với những âm thanh có tần số cao, tiếp xúc với tiếng ồn thời gian dài và đeo tai phone thường xuyên...Ngoài ra các tình trạng về tai ù tai, giảm thính lực, điếc tai...có thể ảnh hưởng do dùng thuốc và một số thực phẩm khác. Để có một đôi tai khỏe mạnh chúng ta cần có cần có một chế độ dinh dưỡng bổ sung một số thực phẩm giúp tăng cường và phòng ngừa các tình trạng về tai như ù tai hay giảm thính lực hay lão thính.
Suy giảm thính lực hay lão thính ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi. Nhiều người cao tuổi muốn xem các chương trình ưa thích trên tivi nhưng vì phải bật tiếng thật to mới nghe được nên gây phiền hà đến người xung quanh. Cũng vì khó nghe nên người cao tuổi phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần làm cho người tiếp xúc thấy khó chịu. Từ đó, người cao tuổi trở nên ngại tiếp xúc và tự cô lập mình, ảnh hưởng tâm sinh lý rất nhiều và bệnh mất trí nhớ cũng đến mau hơn.
Nhiều chuyên gia bỏ nhiều năm nghiên cứu về người cao tuổi cho rằng: ngoài nguyên nhân sinh lý, hiện tượng điếc ở người cao tuổi còn liên quan đến việc ăn uống không hợp lý. Vì vậy, nếu biết sớm và chú ý điều chỉnh ăn uống thì có thể đề phòng được. Những loại thức ăn tốt cho thính lực bao gồm:
Chất kẽm vô cùng quan trọng đối với thính lực. Hàm lượng kẽm ở ốc tai cao hơn hẳn so với các bộ phận khác trong cơ thể. Ngoài 60 tuổi hàm lượng kẽm giảm rõ rệt, làm cho hoạt động chức năng của ốc tai bị suy yếu. Bởi vậy, khi sang tuổi trung niên nên ăn cá, đậu nành, rau cải, càrốt, các loại hải sản (hàu, tôm, cua, hến, nghêu, sò…) là những thực phẩm chứa nhiều kẽm.
Cà rốt rất tốt cho thính giác
Chất sắt có tác dụng làm giãn mạch máu, làm mềm các tế bào hồng cầu, giúp tai được cung cấp đủ máu, từ đó làm chậm tình trạng giảm thính lực. Ngay từ tuổi trung niên đã nên ăn thêm các thức ăn giàu chất sắt như: mộc nhĩ đen, gan động vật, thịt nạc, rau cần, rau chân vịt…
Vitamin D cũng ảnh hưởng tốt đến thính lực của người cao tuổi. Các loại nấm và mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ) đều chứa vitamin D2. Gan cá biển có hàm lượng vitamin D3 cao nhất. Gan gia cầm, gia súc và trứng cũng chứa vitamin D3. Trong các mô da và mỡ người có chứa chất dehydrocholesterol, sau khi được chiếu bởi tia cực tím trong ánh nắng mặt trời nó có thể hình thành vitamin D3.
Sưu tầm.