Bệnh về tai là bệnh lý thường gặp nhất, trong đó tình trạng u tai, giảm thính lực và có tiếng kêu trong tai là thường gặp phải, nó gây khó chịu cho bệnh nhận đôi khi chỉ những hành động nhỏ của mình hay chăm sóc tai không tốt điều có thể gặp phải tình trạng này. Để giảm bớt tình trạng này thì chúng ta cần phải làm gì.
Xỉ mũi đúng cách.
Một trong những thói quen mà ít người để ý đó là việc xỉ mũi. Dường như hành động này hoàn toàn vô hại nhưng với đôi tai nếu bạn xỉ mũi không đúng cách có thể khiến các chất bài tiết ở lỗ mũi xâm nhập vào khoang tai giữa gây viêm nhiễm, bởi phần sau của lỗ mũi thông với khoang tai giữa
Mách nhỏ bạn nên xỉ từng lỗ mũi, tuyệt đối không xỉ cả 2 lỗ mũi cùng lúc làm ảnh hưởng đến đôi tai.
Xỉ mũi không đúng cách ảnh hưởng đến tai
Cảnh giác với các bệnh tưởng chửng như không liên quan đến tai
Nhưng căn bệnh như cảm cúm, sởi, quai bị, tiểu đường, bệnh thận, máu nhiễm mỡ, cao huyết áp, bệnh gút, bệnh thiếu máu...tưởng chừng như không có gì liên quan đến đôi tai nhưng thực chất nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến đôi tai..vì những bệnh này liên quan đến đến đường máu nuôi tai vì nó có thể làm cho dây thần kinh tai bị suy giảm chức năng khiến cho tai ù hoặc bị điếc. Khi phát hiện mắc những bệnh này, bàn cần phải tìm cách hỗ trợ chữa trị kịp thời để tránh để lại nhưng hậu quả đáng tiếc.
Ngoài ra khi bạn bị viêm mũi do cảm cúm hoặc dị ứng, viêm xoang cần hỗ trợ điều trị cho mau khỏi, vì viêm mũi mãn tính có thể lây bệnh sang vùng tai gây viêm tai giữa, thậm chí gây viêm dây thần kinh tai, ảnh hưởng tới thính lực.
Từ bỏ thói quen ngoáy tai
Ngoáy tai là một thói quen không tốt của nhiều người.Việc ngoáy tai dễ gây tổn thương cho lỗ tai và màng nhĩ, thậm chí có thể khiến thính giác bị giảm sút.
Ráy tai:
Một số quan điểm sai lầm cho là ráy tai là chất bẩn không tốt nhưng thực chất ráy tai là chất tự nhiên do cơ thể sinh ra để giữ độ ẩm, chống nhiễm khuẩn cho vùng tai ngoài và ngăn ngừa vật lạ lọt vào lỗ tai.
Thông thường, ráy tai tự "tiêu" khỏi lỗ tai, không cần phải ngoáy tai. Nhưng nếu ráy tai quá nhiều có thể khiến bị ù tai thì cần đi khám bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng.
Đôi khi một số người có ráy tai ướt và nhiều quá thì có thể dùng thuốc nhỏ tai cho ráy tai tan ra để thông lỗ tai (nhỏ tai mỗi tuần 1 lần hoặc thưa hơn).
Bạn có thể làm vệ sinh tai bằng cách dùng tăm bông thấm nước sạch ngoáy nhẹ ở vùng tai ngoài, nhưng không được ngoáy sâu vào bên trong lỗ tai.
Nguy hiểm nếu nước lọt vào tai
Mùa hè là thời điểm thích hợp để nô đùa với nước nhưng bạn hãy nhớ đừng để nước lọt vào tai bằng cách dùng bông tẩm vaselin bịt tai cũng có thể dùng mũ nilon bịt đầu (trùm tai); hoặc nút bịt lỗ tai khi bơi lặn.
Khi tắm, nếu nước vào tai thì cần nghiêng đầu, tay kéo tai và nhảy dậm chân vài lần cho nước chảy ngược ra. Bởi khi da và màng nhĩ bị ngâm trong nước, cộng thêm kích thích từ ráy tai, dễ gây ra bệnh viêm tai ngoài. Nếu màng nhĩ vốn có lỗ thủng, khi nước vào tai sẽ gây ra bệnh viêm tai giữa.
Phải tránh tiếp xúc với tiếng ồn ào trong thời gian dài (như tiếng nhạc tại các tụ điểm giải trí, tiếng ồn trong các nhà máy...); hoặc tiếng động cường độ quá mạnh trong thời gian ngắn (như tiếng súng, tiếng pháo nổ...), vì loại âm thanh này làm suy giảm thần kinh tai; trường hợp không tránh được, bạn nên dùng dụng cụ nút tai hoặc che tai để giảm bớt tiếng ồn.
Ngoài ra:
Bạn nên tránh xa rượu, thuốc lá và các loại thuốc có hại cho tai vì các chất này không tốt cho dây thần kinh thính giác.
Đồng thời, cần chú ý một số yếu tố có thể làm cho dây thần kinh tai bị suy giảm sớm hơn bình thường như sự căng thẳng, lo lắng, nghỉ ngơi không đủ thời lượng, hút thuốc lá, ăn nhiều thức ăn mặn, uống nhiều cà phê, trà, nước giải khát có ga...
Những người có bệnh lây truyền đường hô hấp, người bị cảm lạnh… không thích hợp cho việc đi lại bằng máy bay. Bởi như vậy dễ gây ra bệnh viêm tai giữa do bay trên không, gây đau tai, khiến màng nhĩ chảy máu, tích dịch trong tai, làm thính lực giảm sút.
Kiểm tra tai định kỳ: Do tốc độ phát triển, đặc tính di truyền và các tác nhân bên ngoài trong qúa trình sinh sống khiến thính giác bị ảnh hưởng, bởi vậy nên kiểm tra tai định kỳ.
Đặc biệt là trẻ sơ sinh nên được kiểm tra tai định kỳ để phát hiện và trị liệu sớm nếu có vấn đề về thính giác.
Sưu tầm.