Đôi tai là nơi tiếp xúc trực tiếp với âm thanh bên ngoài dễ bị tổn thương, để đôi tai phát triển tốt và chậm quá trình suy giảm thính lực theo tuổi và thời gian, thì tai cần được chăm sóc tốt, các dưỡng chất nuôi tai chủ yếu là các vitamin và khoáng chất, tuy nhiên việc cung cấp vitamin cần thiết cho tai không phải qua thuốc mà qua thực phẩm hằng ngày. Xung quanh chúng ta có rất nhiều thực phẩm giầu dưỡng chất và vitamin, việc bổ sung bằng thực phẩm vừa tốt cho sức khỏe vừa có tác dụng phòng bệnh, đảm bảo an toàn và không bị lạm dụng quá nhiều. Sau đây là một số vitamin có trong thực phẩm cần thiết cho tai.
Một số vitamin giúp phòng ngừa suy giảm thính lực
1. Vitamin nhóm B.
- Các vitamin nhóm B vô cùng quan trọng cho hệ thống thần kinh. Vitamin B cũng làm giảm áp lực tai và giảm chuyện điếc đột ngột. Các nghiên cứu dùng vitamin B để hỗ trợ điều trị những cơn điếc đột ngột đã cho thấy kết quả rất khả quan. Từng loại vitamin nhóm B sẽ tác động lên thính giác theo những cách khác nhau.
- B1 (thiamine): Tăng cường tuần hoàn, cải thiện chức năng não, làm tăng chức năng nghe của tai. (có trong thịt heo, gạo lức, ngũ cóc...)
- B2 (riboflavin): Giúp những tế bào thần kinh thính giác vận chuyển ôxy. Vitamin này vô cùng quan trọng trong những trường hợp bị điếc đột ngột do tiếng ồn. (có trong gan thị, sản phẩm từ sữa, trứng...)
- B3 (niacin): Đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng tế bào, tăng tuần hoàn tới tai. (có trong thịt, cá, đậu lăng...)
- B5 (pantothenic acid): Có lợi cho chứng ù tai. Vitamin B5 được cho là tạo một lớp áo choàng che phủ những đầu dây thần kinh thính giác, giúp “lọc” bớt tác động của tiếng ồn. (có trong hịt bò, lòng đỏ trứng gà, gan lợn, rau cải xanh, súp lơ xanh, men bia, sữa, ngũ cốc, nấm…)
- B6 (pyridoxine): Thiếu hụt vitamin này có thể tác động lên tuần hoàn ngoại biên và đường dẫn âm thanh lên não. (có trong cá, cám, thịt và gia cầm, sản phẩm từ bột nguyên cám...)
- B12 (cobalamin): Giúp ngăn ngừa mất thính lực do tuổi tác. Thiếu hụt vitamin này sẽ gây ra chứng ù tai kinh niên và điếc bởi tiếng ồn. (có trong gan, thịt, cá, động vật có vỏ như tôm, cua..., sữa, phomai..)
2. Vitamin A.
Đây là chất chống ôxy hóa quan trọng, tác động lên cấu trúc và sự phát triển tai trong. Những tổn thương về thính giác, bao gồm điếc do tiếng ồn, sẽ được cải thiện nếu bổ sung vitamin A. ( rau lan, bơ, bí đỏ, rau ăn lá, xoài, đu đủ....)
Vitamin A cần thiết cho thính lực
3. Vitamin C.
Đây là chất có tính kháng ôxy hóa cao (đặc biệt khi được sử dụng kết hợp với glutathione), dùng để bảo vệ sự tổn thương thính lực và giúp tái tạo những tế bào thính giác. (cam, chanh, bưởi, sori...)
4, Viatim D.
Thiếu hụt vitamin này được cho là thủ phạm gây nên chứng xơ cứng tai (otosclerosis). Đây là sự tăng trưởng bất thường của một loại xương trong tai giữa. Thiếu vitamin D cũng có thể gây điếc, giảm thính lực do tuổi già (presbycisis), mất thính lực do tổn thương thần kinh thính gíác. (trứng, cá, nấm, sò, chế phẩm từ đậu nành...)