Ù tai là cảm nhận chủ quan của người bệnh về tiếng động xuất hiện trong đầu mà không có nguồn gốc từ môi trường bên ngoài. Nhiều người bệnh than phiền tiếng ù làm họ mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, khó tập trung vào công việc…
Ù tai là cảm nhận chủ quan của người bệnh về tiếng động xuất hiện trong đầu mà không có nguồn gốc từ môi trường bên ngoài. Nhiều người bệnh than phiền tiếng ù làm họ mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, khó tập trung vào công việc…
Ù tai do đâu mà có?
Ù tai được chia thành 2 nhóm chính ù tai khách quan và ù tai chủ quan.
Tiếng ù khách quan là tiếng ù không chỉ người bệnh mà cả thầy thuốc cũng có thể nghe được. Điển hình là các tiếng ù gây ra do co thắt cơ tạo ra tiếng tạch tạch trong tai. Một số bệnh nhân thấy tiếng ù tai của họ trùng với nhịp mạch đập (ù tai nhịp mạch). Ù tai nhịp mạch là kết quả của rối loạn mạch máu vùng tai hoặc gần tai như chứng xơ vữa mạch, đôi khi nó là triệu chứng của những bệnh nguy hiểm như phình động mạch cảnh, tăng áp lực nội sọ nguyên phát…
Tiếng ù chủ quan là tiếng ù mà chỉ người bệnh nghe thấy. Nó thường liên quan đến những tổn thương do quá trình dẫn truyền hoặc tiếp nhận âm thanh và thường kèm theo nghe kém ở nhiều mức độ khác nhau. Tiếng ù chủ quan có thể do các nguyên nhân dưới đây:
- Bệnh tai có kèm nghe kém:
Nghe kém dẫn truyền: viêm ống tai ngoài, nút dáy tai, viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mạn tính…
Nghe kém tiếp nhận: điếc do tiếng ồn (khi tiếp xúc với tiếng ồn kéo dài hoặc tiếng ồn lớn), điếc do tuổi già (lão thính), bệnh ménière, điếc do nhiễm độc tai (có thể kèm nghe kém hoặc không), do u dây VIII, điếc do tổn thương các trung khu thính giác trong não…
- Ù tai chủ quan cũng có thể xuất hiện do tác dụng phụ của thuốc. Có hơn 260 loại thuốc có tác dụng phụ này (như aspirin, quinidine, benzodiazepine…). Cá biệt sau khi đã ngừng sử dụng benzodiazepine tiếng ù tai đôi khi vẫn tồn tại dai dẳng vài tháng (trong hội chứng cai benzodiazepine).
Ù tai có thể do các bệnh toàn thân gây ra như :
- Sự rối loạn thần kinh: sau chấn thương vùng đầu, bệnh xơ cứng rải rác…
- Rối loạn chuyển hoá: bệnh tuyến giáp, tăng lipid máu, thiếu vitamin B12, thiếu máu do thiếu sắt…
- Rối loạn tâm lý: buồn rầu, lo âu.
- Nguyên nhân khác: tăng trương lực cơ, xơ hoá cơ, u cuộn cảnh, vaccin bệnh than, thuốc gây ảo giác (ù từng lúc, đây là một trong những tác dụng phụ của thuốc), ngạt tắc mũi, tăng hoặc giảm áp lực nội sọ (trong viêm màng não hoặc rò dịch não tủy)…
Ù tai là triệu chứng của nhiều bệnh lý
Ù tai có hỗ trợ điều trị được hay không?
Cho đến nay rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị được đưa ra nhưng kết quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ù, mức độ và thời gian bị ù. Với ù tai khách quan, sau khi tìm và hỗ trợ điều trị được nguyên nhân, tiếng ù sẽ giảm đi đáng kể, còn ù tai chủ quan thì kết quả hỗ trợ điều trị tương đối hạn chế.
Không phải trường hợp nào cũng tìm được nguyên nhân của tiếng ù và hỗ trợ điều trị được nó nhưng luôn phải loại trừ những bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp cơn, u cuộn cảnh, u dây thần kinh tiền đình… Nếu một ngày bạn xuất hiện ù tai thì hãy đi khám ngay vì có rất nhiều bệnh gây ù tai có kết quả tốt nếu được phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Nên làm gì để phòng tránh ù tai?
Ù tai và nghe kém do tiếp xúc lâu với tiếng ồn lớn (khoảng 70 dB) thường tồn tại vĩnh viễn, chính vì vậy mà những người làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn nên sử dụng những biện pháp bảo vệ tai. Nút tai (có bán tại hiệu thuốc) là một trong những dụng cụ đơn giản và tương đối hiệu quả với công nhân trong khu công nghiệp (dệt, may…), công nhân xây dựng, thợ sấy tóc… Các nhạc công có loại nút tai chuyên dụng giúp giảm độ lớn của âm thanh mà không làm biến dạng âm thanh. Ngoài ra thợ xay xát, người dùng máy cắt cỏ, thợ cơ khí, thợ làm đường có thể sử dụng mũ che tai để hạn chế tiếng ồn. Thông thường ù tai do tiếng ồn lớn và đột ngột gây ra (chấn thương âm thanh) chỉ có khoảng 35% số người thấy đỡ dần sau 3 tháng và chỉ có khoảng 10% khỏi hẳn, và thường là ở thanh niên.
Để tránh ù tai do nhiễm độc thuốc, trước hết không nên sử dụng thuốc nhỏ tai mà không theo chỉ định của bác sĩ vì có những thuốc nhỏ tai chứa chất gây độc với tai trong, không được dùng khi màng nhĩ thủng (ví dụ như polidexa, nemydexa). Với những người bắt buộc phải sử dụng những thuốc có khả năng gây độc với tai trong thì trong quá trình sử dụng nếu thấy xuất hiện ù tai, chóng mặt hoặc nghe kém phải báo ngay cho bác sĩ biết để điều chỉnh lại việc hỗ trợ điều trị nếu có thể.