Tai có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin và truyền tải thông tin đến nào, hiện nay tình trạng ù tai gây không ít khó khăn cho người bệnh chúng làm người bệnh cảm thấy khó chiệu khi trong tai có tiếng lạ, làm mất tập trung, khó ngủ và mất tự tin trong giao tiếp. Tình trạng ù tai hiện nay việc hỗ trợ điều trị cũng còn hạn chế ngoài hỗ trợ điều trị thuốc tây thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng, để có một đôi tai khỏe thì chúng ta càn có một chế độ dinh dưỡng hợp lý đầy khoáng chất, vitamin và chất chống oxi hóa.
1.Ngũ cốc.
Trong ngũ cốc có chứa thành phần kẽm, khoáng chất này có tác dụng làm giảm viêm cần có ở tai trong của chúng ta, thậm chí kẽm có thể hỗ trợ điều trị bệnh mất thính giác một cách đột ngột. Một tạp chí của Mỹ cũng cho biết: nam giới ăn ngũ cốc nguyên hạt có thể ngăn ngừa bệnh cao huyết áp, giảm bệnh tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và làm tăng tuổi thọ.
Ngũ cốc tốt cho thính lực
2. Mâm xôi
Trong khi dâu tây là sự lựa chọn phổ biến và rất dê dàng thêm vào các món ngũ cốc, đừng thờ ơ với mâm xôi. Mâm xôi thường rất giàu bơ cung cấp 7,6g trong mỗi chén ăn. Thêm vào đó, trong quả mâm xôi còn chứa nhiều kali,vitamin C, vitamin K, cũng như lutein, một chất dinh dưỡng gúp đôi mắt của bạn khỏe đẹp hơn. Vitamin K là một trong những loại vitamin quan trong với nam giới, giúp chống lại ung thư tuyến tiền liệt.
3. Dưa hấu.
Loại trái cây phổ biến với mọi người trong mùa hè. Đây là loại trái cây chứa hàm lượng nước tới 92% trọng lượng toàn quả. Dưa hấu cũng cung cấp nguồn vitamin C, cung cấp 25% nhu cầu của bạn trong một ly nước duy nhất.
Vitamin A, vitamin B6, B1 cũng như magie và kali đều gớp mặt trong ly dưa hấu ép.Một chất dinh dưỡng đặc biệt trong dưa hấu là lycopene, có tác dụng chống ung thư.
Ngoài ra còn chú ý đến một số loại vitamin.
Bổ sung đầy đủ vitamin tốt cho thính lực
1. Vitaminh C: Đây là chất có tính kháng ôxy hóa cao (đặc biệt khi được sử dụng kết hợp với glutathione), dùng để bảo vệ sự tổn thương thính lực và giúp tái tạo những tế bào thính giác.
2. Vitamin D: Thiếu hụt vitamin này được cho là thủ phạm gây nên chứng xơ cứng tai (otosclerosis). Đây là sự tăng trưởng bất thường của một loại xương trong tai giữa. Thiếu vitamin D cũng có thể gây điếc, giảm thính lực do tuổi già (presbycisis), mất thính lực do tổn thương thần kinh thính gíác.
3. Vitamin E: Có tác dụng làm tăng tuần hoàn và bảo vệ lớp lông tai. Vitamin E còn có tác dụng ngăn chặn mất thính lực do hóa trị liệu (như dùng cisplatin).
4. Đồng: Đóng vai trò quan trọng cho thần kinh, gồm cả thần kinh thính giác. Thiếu hụt đồng cũng có thể dẫn tới mất thính lực. Đồng cũng có vai trò tái tạo những tế bào lông ở xoắn tai.
5. I-ốt: Thiếu hụt i-ốt có thể gây ra những sự biến đổi ở tai giữa, xoắn tai, làm tổn thương xoắn tai; sinh con bị câm điếc, lãng tai 2 bên… Phụ nữ trong thai kỳ nên bổ sung i-ốt, điều này rất cần thiết cho sự phát triển não của bào thai. Cần bổ sung i-ốt liên tục từ tuần thứ 14 cho đến giai đoạn 3 của thai kỳ. I-ốt đóng vai trò quan trọng cho thính giác ở trẻ em.
6. Sắt: Thiếu hụt sắt sẽ gây nên những bất thường cho thính giác, bao gồm những tổn thương ở tế bào tai trong, tổn thương thần kinh thính giác, làm tăng ngưỡng âm thanh, dễ gây mất thính lực do tiếng ồn, điếc…
7. Magnesium: Hỗ trợ thần kinh thính giác, ngăn tổn thương của những tế bào lông ở tai trong.
8. Kẽm: Có tác dụng bảo vệ tế bào lông ở tai trong. Thiếu kẽm gây ù tai, tổn thương xoắn tai.
9. Alpha lipoic acid: Đây là chất chống ôxy hóa tuyệt hảo, có vai trò cung cấp năng lượng cho các tế bào thính giác, làm giảm khả năng giảm thính lực do tuổi cao, hạn chế độc chất của dược phẩm.
10. Coenzyme Q10: Ngăn ngừa mất thính lực ở những bệnh nhân tiểu đường, tái tạo tế bào nang lông ở tai trong.
Sưu tầm.