Tai chúng ta có nhiệm vụ rất quan trọng, trong việc nhận và truyền thông tin đến bộ não, chính vì vậy tai tiếp xúc trực tiếp với mọi âm thanh, rất dễ gặp các tình trạng suy giảm thính lực, ù tai, giảm thính lực. Để phòng ngừa và tăng cường thính lực cho tai, chúng ta cần cung cấp và bổ sung các dưỡng chất cần thiết để nuôi tai, giúp tai chống lại các tác hại cho tai, gây tổn thương cho tai, đồng thời giúp tai khỏe hơn và chậm lão hóa hơn.

Bảo về đôi tai khỏe mạnh.

1. Cá.

Ăn cá hai lần trong một tuần có thể làm giảm 42% nguy cơ bị mất thính lực do tuổi già. Các loại cá trong đó có cả cá hồi đều chứa các axit béo cần thiết cung cấp đủ lưu lượng máu đến tai, giúp cho quá trình bảo vệ thính giác được đảm bảo.

2. Ngũ cóc.

Trong ngũ cốc có chứa thành phần kẽm, khoáng chất này có tác dụng làm giảm viêm cần có ở tai trong của chúng ta, thậm chí kẽm có thể hỗ trợ điều trị bệnh mất thính giác một cách đột ngột.

3. Thực phẩm giàu vitamin C và E.

Hai loại vitamin này hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào khỏi tác hại của gốc tự do. Vitamin E khôi phục lại các mạch máu và dây thần kinh xung quanh tai trong khi vitamin C tăng cường chức năng miễn dịch để chống lại nhiễm trùng tai. 

Vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam quýt, các loại thảo mộc tươi, ổi, và dâu tây. Vitamin E có trong quả hạnh, hạt hướng dương, rau lá xanh, xoài, và dầu ô liu. Loại thực phẩm giàu cả hai loại vitamin này là ớt chuông, bông cải xanh, kiwi, đu đủ. 

4.Các thực phẩm giàu Omega 3 axit béo

Omega 3 là chất béo có lợi cho sức khỏe được tìm thấy trong nhiều loại hạt, ngũ cốc, đậu, và các loại dầu. Những chất béo này làm giảm chứng viêm gây tổn thương biểu  mô và rất có lợi cho hệ tim mạch. Omega 3 cũng rất hiệu quả trong việc phòng chống điếc do tuổi tác.

Omega 3 có nhiều trong hạt quả óc chó, đậu, dầu ô liu, dầu dừa.

5.Vitamin B12

Vitamin B12 liên quan tới các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, không chỉ giúp cho quá trình methyl hóa gen ADN mà B12 còn là thành phần quan trọng để tổng hợp ADN và tế bào mới, đặc biệt là các tế bào hồng cầu. Vitamin B12 còn được coi là rất quan trọng trong sự tổng hợp các myelin- chất bao bọc bảo vệ phía ngoài các dây thần kinh. Vì vậy khi thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra mất myelin, mất đi chất bảo vệ là nguyên nhân của hàng loạt các biêu hiện như: ngứa, tê mỏi chân tay, sự phối hợp cơ yếu ớt, mất trí nhớ, thần kinh thị giác của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu mức độ thiếu vitamin B­12 tới bệnh ù tai, nhưng theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Tai mũi họng của Mỹ vào năm 1993 cho biết 50% bệnh nhân bị ù tai là bị thiếu vitamin B12 và tình trạng ù tai được cải thiện khi hỗ trợ điều trị bổ sung vitamin B12.