Tai có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin và truyền tải thông tin đến nào, hiện nay tình trạng ù tai gây không ít khó khăn cho người bệnh chúng làm người bệnh cảm thấy khó chiệu khi trong tai có tiếng lạ, làm mất tập trung, khó ngủ và mất tự tin trong giao tiếp. Tình trạng ù tai hiện nay việc hỗ trợ điều trị cũng còn hạn chế ngoài hỗ trợ điều trị thuốc tây thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng, để có một đôi tai khỏe thì chúng ta càn có một chế độ dinh dưỡng hợp lý đầy khoáng chất, vitamin và chất chống oxi hóa.

Rau củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho tai

Rau củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho tai

Dưới đây là là những vitamin và khoáng chất hỗ trợ thính lực, giúp ngăn ngừa mất thính lực.

1. Vitamin A: Đây là chất chống ôxy hóa quan trọng, tác động lên cấu trúc và sự phát triển tai trong. Những tổn thương về thính giác, bao gồm điếc do tiếng ồn, sẽ được cải thiện nếu bổ sung vitamin A.

2. Vitamin nhóm B: Các vitamin nhóm B vô cùng quan trọng cho hệ thống thần kinh. Vitamin B cũng làm giảm áp lực tai và giảm chuyện điếc đột ngột. Các nghiên cứu dùng vitamin B để hỗ trợ điều trị những cơn điếc đột ngột đã cho thấy kết quả rất khả quan. Từng loại vitamin nhóm B sẽ tác động lên thính giác theo những cách khác nhau.

- Biotin: Có tác dụng bảo vệ thần kinh thính giác.

-Folate: Ngăn ngừa những mảng cholesterol đóng cặn trong thành mạch, vốn ngăn cản quá trình lưu thông của máu; làm giảm sự vận chuyển các chất dinh dưỡng và ôxy tới tai. Folate cũng có vai trò trong việc cung cấp năng lượng cho việc tái tạo những tế bào thính giác, làm tăng tuần hoàn máu tới tai.

- B1 (thiamine): Tăng cường tuần hoàn, cải thiện chức năng não, làm tăng chức năng nghe của tai.

- B2 (riboflavin): Giúp những tế bào thần kinh thính giác vận chuyển ôxy. Vitamin này vô cùng quan trọng trong những trường hợp bị điếc đột ngột do tiếng ồn.

- B3 (niacin): Đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng tế bào, tăng tuần hoàn tới tai.

- B5 (pantothenic acid): Có lợi cho chứng ù tai. Vitamin B5 được cho là tạo một lớp áo choàng che phủ những đầu dây thần kinh thính giác, giúp “lọc” bớt tác động của tiếng ồn.

- B6 (pyridoxine): Thiếu hụt vitamin này có thể tác động lên tuần hoàn ngoại biên và đường dẫn âm thanh lên não.

- B12 (cobalamin): Giúp ngăn ngừa mất thính lực do tuổi tác. Thiếu hụt vitamin này sẽ gây ra chứng ù tai kinh niên và điếc bởi tiếng ồn.

3. Vitaminh C: Đây là chất có tính kháng ôxy hóa cao (đặc biệt khi được sử dụng kết hợp với glutathione), dùng để bảo vệ sự tổn thương thính lực và giúp tái tạo những tế bào thính giác.

4. Vitamin D: Thiếu hụt vitamin này được cho là thủ phạm gây nên chứng xơ cứng tai (otosclerosis). Đây là sự tăng trưởng bất thường của một loại xương trong tai giữa. Thiếu vitamin D cũng có thể gây điếc, giảm thính lực do tuổi già (presbycisis), mất thính lực do tổn thương thần kinh thính gíác.

5. Vitamin E: Có tác dụng làm tăng tuần hoàn và bảo vệ lớp lông tai. Vitamin E còn có tác dụng ngăn chặn mất thính lực do hóa trị liệu (như dùng cisplatin).

6. Đồng: Đóng vai trò quan trọng cho thần kinh, gồm cả thần kinh thính giác. Thiếu hụt đồng cũng có thể dẫn tới mất thính lực. Đồng cũng có vai trò tái tạo những tế bào lông ở xoắn tai.

7. I-ốt: Thiếu hụt i-ốt có thể gây ra những sự biến đổi ở tai giữa, xoắn tai, làm tổn thương xoắn tai; sinh con bị câm điếc, lãng tai 2 bên… Phụ nữ trong thai kỳ nên bổ sung i-ốt, điều này rất cần thiết cho sự phát triển não của bào thai. Cần bổ sung i-ốt liên tục từ tuần thứ 14 cho đến giai đoạn 3 của thai kỳ. I-ốt đóng vai trò quan trọng cho thính giác ở trẻ em.

8. Sắt: Thiếu hụt sắt sẽ gây nên những bất thường cho thính giác, bao gồm những tổn thương ở tế bào tai trong, tổn thương thần kinh thính giác, làm tăng ngưỡng âm thanh, dễ gây mất thính lực do tiếng ồn, điếc…

9. Magnesium: Hỗ trợ thần kinh thính giác, ngăn tổn thương của những tế bào lông ở tai trong.

10. Kẽm: Có tác dụng bảo vệ tế bào lông ở tai trong. Thiếu kẽm gây ù tai, tổn thương xoắn tai.

11. Alpha lipoic acid: Đây là chất chống ôxy hóa tuyệt hảo, có vai trò cung cấp năng lượng cho các tế bào thính giác, làm giảm khả năng giảm thính lực do tuổi cao, hạn chế độc chất của dược phẩm.

12. Coenzyme Q10: Ngăn ngừa mất thính lực ở những bệnh nhân tiểu đường, tái tạo tế bào nang lông ở tai trong.

13. Amino acids: Gồm arginine, cysteine, glutathione, histidine, methionine…, có thể cải thiện chức năng thính giác.

Phụ nữ trong thai kỳ nên bổ sung i-ốt, điều này rất cần thiết cho sự phát triển não của bào thai. I-ốt còn rất quan trọng với thính lực của trẻ em.

Sưu tầm.