Bệnh về tai là bệnh lý thường gặp nhất, trong đó tình trạng u tai, giảm thính lực và có tiếng kêu trong tai là thường gặp phải, nó gây khó chịu cho bệnh nhận đôi khi chỉ những hành động nhỏ của mình hay chăm sóc tai không tốt điều có thể gặp phải tình trạng này. Để giảm bớt tình trạng này thì chúng ta cần phải thực hiện những nguyên tắc dưới đây để có đôi tai khỏe mạnh.
1. Vệ sinh tai đúng cách.
Bạn có thể làm vệ sinh tai bằng cách dùng tăm bông thấm nước sạch ngoáy nhẹ ở vùng tai ngoài, nhưng không được ngoáy sâu vào bên trong lỗ tai. Việc lấy ráy tai thường xuyên là không cần thiết bởi ráy tai là chất tự nhiên do cơ thể sinh ra để giữ độ ẩm, chống nhiễm khuẩn cho vùng tai ngoài và ngăn ngừa vật lạ lọt vào lỗ tai. Hơn nữa, trong tai có bộ phận làm sạch tự nhiên nên bạn chỉ cần lấy ráy tai khi ráy tai ra quá nhiều gây ngứa ngáy, nghe khó khăn.
2. Cận thận khi bơi.
Không nên đi bơi trong trường hợp đang bị viêm tai ngoài. Càng không nên bơi ở những hồ bơi kém vệ sinh, ngụp lặn ở vùng sông hồ ô nhiễm. Việc nước bẩn tràn vào tai có thể gây viêm tai, sưng tấy bên trong tai và ù tai. Cần chú ý không để nước lọt vào tai, nhất là những người đang bị viêm nhiễm bên trong lỗ tai. Nên sử dụng nút bịt tai được thiết kế đúng chuẩn khi xuống nước. Nếu không, có thể ngăn nước vào tai bằng cách dùng bông tẩm vaselin bịt tai; hoặc dùng mũ nilon bịt đầu (trùm tai). Sau khi bơi xong, có thể làm động tác nghiêng đầu qua một bên, tay kéo tai và nhảy dậm chân nhẹ vài lần để dốc hết nước (nếu có) trong tai ra.
Đi bơi có thể khiến bạn bị bệnh về tai
3. Cận trọng với làm đẹp.
Không nên bấm lỗ tai bừa bãi bằng các dụng cụ không được sát trùng dễ gây sưng đỏ, mưng mủ, nhiễm trùng vùng trái tai. Thậm chí, có người còn bấm nhiều lỗ tai, bấm cả trên vành tai để đeo khuyên, việc này hoàn toàn không nên vì dễ gây tổn thương vành tai. Với việc chọn hoa tai làm đẹp, bạn cũng cần để ý không nên mua các loại hoa tai chất liệu kém bán ngoài đường ngoài chợ dễ gây nhiễm trùng.
4. Chú ý áp xuất.
Không nên “mặc kệ” đôi tai khi đi máy bay hoặc lên những nơi có độ cao lớn (ví dụ như chạy xe lên núi cao). Áp suất thay đổi sẽ dễ gây ra hiện tượng ù tai rất khó chịu, nhất là khi máy bay hạ và cất cánh. Bạn nên nút tai trong những trường hợp này. Ngoài ra, khi máy bay cất cánh và hạ cánh, có thể dùng hai ngón tay cái, chặn nhẹ phía sau vành tai, hiện tượng ù tai sẽ đỡ hơn nhiều.
5. Hạn chế nghe headphone.
Không nên nghe headphone trong thời gian kéo dài. Ngay cả với việc nói điện thoại cũng cần được hạn chế vì việc áp chặt tai vào headphone, điện thoại trong thời gian lâu và thường xuyên có thể ảnh hưởng đến thính giác. Ngoài ra, nghe bằng headphone với âm thanh lớn thường xuyên có thể chuyển thành điếc, giảm thính lực vĩnh viễn.
6. Môi trường yên tĩnh.
Không nên sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn. Ví dụ như khu vực xưởng dệt, khu vực có người làm nghề sắt tạo nên âm thanh đập đóng thường xuyên. Hạn chế ra đường vào giờ cao điểm để tránh trường hợp nhiều xe tải lớn bấm còi hơi tạo nên âm thanh đinh tai nhức óc. Khi đi xem ca nhạc, bạn cũng đừng đứng quá gần khu vực loa, sân khấu.
7. Phải tránh tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài.
Tiếng nhạc tại các tụ điểm giải trí, tiếng ồn trong các nhà máy hoặc tiếng động cường độ quá mạnh trong thời gian ngắn như tiếng súng, tiếng pháo nổ…, có thể khiến thần kinh tai suy giảm. Trường hợp không tránh được, bạn nên dùng dụng cụ nút tai hoặc che tai để giảm bớt tiếng ồn. Ngoài ra cũng không nên nghe nhạc quá lớn và trong thời gian dài. Hậu quả là thính lực của bạn cuối cùng sẽ bị suy giảm.
8. Tư vấn bác sĩ khi tai có triệu chứng bất thường.
Khi gặp các triệu chứng bất thường như ù tai, có tiếng ong ong trong tai, chóng mặt, hoa mắt, có mủ từ tai chảy ra, ngứa tai, ráy tai xanh và đặc, sưng tai, nửa mặt bị tê liệt thì bạn phải mau chóng đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có phác đồ hỗ trợ điều trị tích cực. Ngoài ra có một số bệnh có ảnh hưởng đến thính lực như viêm mũi, viêm xoang cũng cần được hỗ trợ chữa trị tích cực.
Sưu tầm.