Việc tiếp xúc lâu với âm thanh quá ngưỡng cho phép sẽ gây giảm thính lực không thể hồi phục. Nếu tiếp xúc với tiếng ồn cường độ cao trong thời gian ngắn, chứng giảm thính lực có thể hồi phục trong vài giờ tới 1 ngày. Song bệnh thành vĩnh viễn nếu tai tiếp tục bị tiếng ồn hành hạ.

Có nhiều khái niệm khác nhau về tiếng ồn. Ở khía cạnh vật lý, đó là một âm thanh có cấu trúc hỗn tạp, phân bố không theo chu kỳ. Ở khía cạnh sinh lý, tiếng ồn là âm thanh không đem lại bất kỳ thông tin nào cho vỏ não, có cường độ thay đổi đột ngột, không ổn định không theo quy luật. Về khía cạnh tâm lý, nó là âm thanh không mong muốn (được phát ra không đúng nơi, đúng lúc), gây khó chịu cho người nghe.

Các nhà khoa học trên thế giới đều đã thống nhất rằng ngưỡng tiếng ồn vượt quá 85 dB có thể gây tổn thương cho cơ quan thính giác, về lâu dài có thể gây điếc. Họ khuyến cáo, ngưỡng cho phép của tiếng ồn công nghiệp là 85 dB, ở nơi cư ngụ là 55 dB vào ban ngày và 45 dB vào ban đêm. Nếu chia theo khu vực thì ngưỡng tiếng ồn cho phép ở khu trung tâm thương mại là 105 dB; khu công nghiệp là 75 dB vào ban ngày và 70 dB vào ban đêm; khu yên tĩnh (trường học, bệnh viện) là 50 dB vào ban ngày và 40 dB vào ban đêm.

Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn cần được hạn chế trong ngưỡng sau:

- Tiếng ồn có cường độ 115 dB: Dưới 2 phút.

- 110 dB: Dưới 4 phút.

- 10 dB: Dưới 8 phút.

- 100 dB: Dưới 15 phút.

- 95 dB: Dưới 30 phút.

- 90 dB: Dưới 1 giờ.

- 85 dB: Dưới 2 giờ.

- 80 dB: Dưới 4 giờ.

- 75 dB: Dưới 8 giờ.

- 70 dB: Dưới 16-24 giờ.

Tiếng ồn dẫn đến các tổn thương chức năng (gây stress, rối loạn về tim mạch, tiêu hóa) và thực thể (gây tổn thương tại ốc tai, cơ quan tiếp nhận âm thanh). Nó cũng tác động đến tâm sinh lý, hành vi ứng xử của con người trong xã hội.

Người ta chia tác hại của tiếng ồn làm 4 mức độ:

- Độ 1: Nguy hiểm, đe dọa tính mạng, mất khả năng giao tiếp, điếc vĩnh viễn.

- Độ 2: Gây rối loạn chức năng và gây bệnh (stress, điếc có thể hồi phục và điếc vĩnh viễn).

- Độ 3: Ảnh hưởng đến khả năng lao động (stress, giảm kỹ năng thao tác và giao tiếp, mất ngủ).

- Độ 4: Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (mất sự yên tĩnh cá nhân, cản trở sự giao tiếp, giảm thính lực).

Để phòng ngừa suy giảm thính lực do tiếng ồn, cần phải biết cách phòng tránh những nơi có tiếng ồn cao, nếu bắt buộc phải tiếp xúc với những nơi có tiếng ồn, nên có thiết bị che chắn bảo vệ cho đôi tai, có những dụng cụ bảo vệ tai đặc biệt tránh những tiếng ồn, bạn có thể mua tại các cửa hàng bảo hộ lao động. Bên cạnh đó, việc sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp phòng tránh suy giảm thính lực, tăng cường thính lực cho đôi tai. Cụ thể như sản phẩm Kim Thính. Kim Thính có thành phần từ thảo dược như cối xay, vảy ốc, câu kỷ tử...có tác dụng tăng cường sức khỏe thính lực, nên sử dụng như một biện pháp ngăn ngừa suy giảm thính lực cho đôi tai.

 Theo ykhoa.net, TS Phạm Kiên HữuSức Khoẻ & Đời Sống