Điếc dẫn truyền:
· Nguyên nhân: bệnh tích nằm ở tai ngoài và tai giữa, ngăn cản đường truyền của âm thanh đến tai trong như nút ráy tai, viêm tai giữa.v.v…
· Mức độ điếc: từ nhẹ đến vừa, có thể điếc tới 60-70 dB
· Một số trường hợp có thể chỉ bị điếc tạm thời.
· Hỗ trợ điều trị:Nhiều trường hợp tùy theo nguyên nhân, có thể bằng thuốc hay phẫu thuật
· Máy nghe đối với dạng điếc này rất tốt
Ảnh minh họa
Điếc tiếp nhận ốc tai
· Nguyên nhân: bệnh tích nằm ở tai trong làm âm thanh truyền đến tai trong không biến đổi được thành các xung điện ví dụ như điếc già (lão thính) , Điếc nghề nghiệp (các tế bào của ốc tai bị hư hại do tiếng ồn), điếc do nhiễm khuẩn hoặc virus (quai bị, viêm màng não, giang mai…)
· Mức độ điếc: nhẹ, vừa, nặng, sâu, thậm chí điếc hoàn toàn
· Thường là điếc vĩnh viễn
· Hỗ trợ điều trị: Tùy theo nguyên nhân, một số trường hợp có thể hỗ trợ điều trị thuốc. Giải phẫu không tác dụng.
· Máy nghe: có thể giúp trong các trường hợp điếc nhẹ đến nặng
· Cấy điện ốc tai rất tốt trong các trường hợp điếc nặng và sâu
Điếc thần kinh sau ốc tai : rất hiếm
· Nguyên nhân: dây thần kinh thính giác không có hoặc bị hư hại vì thế tín hiệu không thể đưa lên não (u dây thần kinh thính giác. Tổn thương ở thân não (tắc mạch,u, nhiễm khuẩn, xơ cứng rải rác). Tổn thương ở vỏ não (viêm não, viêm màng não, chấn thương, xuất huyết, tắc mạch, u, thiếu máu…)
· Máy nghe: có tác dụng rất ít
· Cấy điện ốc tai: không ích lợi gì
· Cấy điện thân não: có thể giúp ở vài trường hợp
Điếc hỗn hợp: thường hay gặp
· Nguyên nhân: có thương tổn tai ngoài, hoặc tai giữa, hoặc cả tai ngoài và tai giữa với thương tổn tai trong
· Đặc điểm: có cả đặc điểm của điếc dẫn truyền lẫn đặc điểm của điếc thần kinh ốc tai.
Theo ykhoa.net