Cối xay có tên khoa học là Abutilon indicum (L.), thuộc họ Bông (Malvaceae), là cây nhỏ sống hàng năm hay lâu năm, mọc thành bụi, cao 1-2m, có lông mềm trên toàn thân và các bộ phận của cây. Lá mọc so le, hình tim, mép khía răng. Hoa vàng, mọc ở nách lá, có cuống dài bằng cuống lá. Quả gồm tới 20 lá noãn dính nhau non như cái cối xay lúa. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt.
Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Abutili Indici) Thu hái cây vào mùa hè thu, đem phơi hay sấy khô, có thể tán thành bột để dùng dần.
Ảnh minh họa: Cây cối xay
Cối xay có vị hơi ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, long đờm, lợi tiểu. Lá có nhiều chất nhầy dịu kích thích. Vỏ làm se và lợi tiểu. Hạt có tác dụng kích dục, nhuận tràng và làm dịu kích thích. Nước hãm rễ có thể giảm sốt.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đánh giá tác dụng của cối xay với các bệnh về tai , trong đó có một nghiên cứu tại Ấn Độ. Thờigian nghiên cứu vào tháng 10 năm 2011, nghiên cứu đã kết luận rằng chiết xuất ethanol của cố xay có tác dụng chống viêm tương đương Ibuprofen.
Ngoài ra, Cối xay còn được dùng để trị sổ mũi, sốt cao, đau đầu dữ dội, viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, tật điếc, ù tai, đau tai, lao phổi...
Tài liệu tham khảo:
1. Từ điển cây thuốc Việt Nam- tập I